Vì sao Khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam được cho là có tương lai đầy hứa hẹn sau Đại dịch Covid-19?
Trong tình hình dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới như hiện nay, có một luồng tin tức nói đến về một sự dịch chuyển lớn: hàng loạt nhà máy sản xuất quốc tế sẽ rời bỏ Trung Quốc, nơi khởi điểm của Đại dịch. “Vì sao lại có sự dịch chuyển này?” và “Nó có ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?” đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Trung Quốc từ lâu được xem là công xưởng của thế giới. Nhờ lợi thế dân số đông và giá nhân công rẻ, Trung Quốc đã thành công khi xây dựng được một nền kinh tế gia công khổng lồ. Hầu hết các nhà máy sản xuất cần nhiều nhân công của Châu Âu, Mỹ, Nhật đều đặt tại đây biến Trung Quốc thành nhà cung cấp lớn nhất thế giới. Nhưng qui luật kinh tế là “trứng không nên để chung vào một giỏ”. Nếu quá lệ thuộc vào Trung Quốc thì trong trường hợp nước này có biến động thì toàn thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Hai đại dịch Sars (2008) và Covid-19 (2019) cùng xuất phát từ nước này là minh chứng rõ ràng cho luận thuyết đó; thúc đẩy các nước chuyển một phần các cơ sở sản xuất trở lại chính quốc hoặc sang các nước mới nổi khác.
Xét trên khía cạnh khác, khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới với thu nhập GDP đầu người hàng năm đã lên tới 10.000 USD đã dẫn tới lương trung bình của người lao động cũng tăng lên tương ứng. Do đó lợi thế “nhân công giá rẻ” đã dần dần mất đi. Vị thế “công xưởng thế giới” như đã nói ở trên đang bị cạnh tranh dữ dội đến từ các nước đang phát triển như Mexico, Philipin, Thailand, Việt Nam...
Một lý do nữa của sự chuyển dịch này đến từ chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc phát triển lớn mạnh đã đe dọa vị thế đệ nhất siêu cường của Mỹ. Và Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách kìm hãm Trung Quốc trong đó có việc khuyến khích các công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước hoặc sang các nước khác ngoài Trung Quốc. Các đồng minh của Mỹ cũng tiếp tay xu hướng trên, mạnh mẽ nhất là Nhật Bản. Nước này đã công bố gói hỗ trợ 2,5 tỷ đô dành cho các công ty rời Trung Quốc vào tháng 3/2020.
Một câu hỏi nữa được đặt ra là ai là người hưởng lợi nhất nhờ đón nhận dòng dịch chuyển này. Câu trả lời chung trên toàn thế giới là: “Việt Nam”. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cũng như dân số đông, trẻ, có tay nghề cao; hạ tầng giao thông và pháp luật ngày càng hoàn thiện, Việt Nam hội tụ đủ các điều kiện để thay thế Trung quốc trở thành một công xưởng mới của thế giới. Thực tế trong những năm qua, Việt Nam ngày càng đón nhận nhiều đầu tư FDI chất lượng.
Như mới đây, Apple đã thông báo tuyển dụng nhân sự cao cấp tại Việt Nam và hãng giày số một thế giới Nike đang khảo sát địa điểm đặt nhà máy tại Việt Nam. Năm 2020 và các năm tiếp theo, Việt Nam được dự báo sẽ bùng nổ đầu tư nước ngoài cũng như sản xuất trong nước phát triển mạnh mẽ. Lãnh đạo các nước như Donal Trump (Mỹ), Shizo Abe (Nhật) nhiều lần bày tỏ thiện chí và ủng hộ Việt Nam phát triển cũng như khuyến khích doanh nghiệp nước họ mở rộng đầu tư sang Việt Nam.
Bối cảnh này dẫn tới một hệ quả là nhu cầu lao động tại Việt Nam sẽ tăng cao, đặc biệt là khối ngành kỹ thuật. Sinh viên khối ngành kỹ thuật không chỉ có cơ hội việc làm dễ dàng mà mức lương hứa hẹn cũng rất tốt đẹp. Đây là khối ngành đang được nhà nước khuyến khích và khối ngành đáng được học sinh phụ huynh lựa chọn. Hiện nay các công ty nước ngoài rất ưa chuộng sinh viên kỹ thuật hệ cao đẳng vì thạo tay nghề mà không mất công đào tạo lại. Do đó việc sinh viên chọn học khối ngành kỹ thuật tại các trường thiên về thực hành và có mối quan hệ doanh nghiệp tốt như Cao đẳng công nghệ cao Đồng An là một hướng đi đáng xem xét.
Việt Phương
Hình ảnh: Internet
Tin liên quan
- CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ & TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (VNTT) – TUYỂN DỤNG
- CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THƯƠNG MẠI ĐẠI PHÁT --- TUYỂN DỤNG
- Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân - Tuyển Dụng
- Công Ty TNHH Máy Bao Bì Hải Thụy Bảo - Tuyển Dụng
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI RICO ĐỒNG NAI TUYỂN DỤNG
- Công ty TNHH MTV Ống thép Hòa Phát Bình Dương tuyển dụng