Vai trò then chốt và nhu cầu tuyển dụng của Ngành Công nghệ thông tin trong dịch Covid 19

Sự phát triển của công nghệ thông tin trong cách mạng 4.0 đang ngày càng trở nên mạnh mẽ tại Việt Nam. Chính vì vậy trong những năm gần đây, ngành này đã thu hút rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu và theo học.

Công nghệ thông tin (CNTT) hiểu theo nghĩa rộng là việc sử dụng máy tính và phần mềm máy tính vào việc tạo ra, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin. Để bắt kịp xu thế của sự phát triển công nghệ hiện đại thì các lĩnh vực khác như Tài chính, Nông nghiệp, Y khoa… đều phải áp dụng CNTT vào việc hỗ trợ xử lý các công việc.

Không chọn cánh cửa đại học, Bạn Nguyễn Ngọc (23 tuổi) – cựu sinh viên lớp CD16QTM đã chọn ngành Quản trị mạng máy tính (hệ Cao đẳng 2.5 năm) của Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An, vì mong muốn được học trong thời gian ngắn, có thể đi làm sớm hơn. “Ngoài giờ lên lớp, mình xin phép thầy cô trong khoa được thực hành thêm tại phòng máy để kỹ năng và thao tác được thành thục hơn. Bằng sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giảng dạy tận tình của thầy cô tại DAP, sau khi ra trường, mình được làm việc ở vị trí Kỹ sư CNTT của Công ty QI Technology Corporation”. Đối với Ngọc, lựa chọn học nghề, chăm chỉ rèn luyện kỹ năng thực hành là cách tốt nhất để bắt kịp với sự biến đổi nhanh chóng của lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Cựu sinh viên Hồ Đức Lợi, Khóa 2011, Khoa CNTT  lại có hướng đi khác, tự mình khởi nghiệp, xây dựng công ty riêng và đạt nhiều thành tựu cho bản thân.

1/z2458694052035-d4bd6dc3a913b1142cb7ee901e98b700_01062021091348339_45blyl2h.h3x.jpg

Cựu sinh viên Hồ Đức Lợi, ngành Quản trị mạng máy tính

1/123aaa_01062021092932907_xgog3lrd.hmv.jpg

Cựu sinh viên Hồ Đức Lợi trong buổi chia sẻ với Đài truyền hình VTV 1 

Thay vì dành 4-5 năm học tập và lo lắng khi thời đại thay đổi, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian và tăng tốc với chương trình đào tạo kỹ sư thực hành 2,5 năm của Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (DAP). Giáo trình tinh gọn, cập nhật công nghệ mới nhất và chú trọng rèn kỹ năng thực hành là điểm cộng khác biệt của chương trình này.

Với mục tiêu đào tạo nguồn kỹ sư chất lượng cao, kinh nghiệm làm việc dự án thành thạo…, chương trình đào tạo ngành CNTT của DAP chú trọng thực tiễn và giàu trải nghiệm. Sinh viên ngành Công nghệ thông tin được làm quen với công việc ngay trong quá trình học. Cùng với hệ thống phòng máy thực hành hiện đại, chương trình đào tạo tích hợp 30% lý thuyết, 70% thực hành, Trường  luôn tạo điều kiện để người học trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm, thực hành sau khi học lý thuyết, chủ động nắm bắt xu hướng công nghệ qua bài tập thực tế và sân chơi công nghệ. Theo đó, sinh viên có khả năng lập trình các phần mềm máy tính, điện thoại di động, game, thương mại điện tử; xây dựng hệ thống thông tin; phân tích và lập dự án triển khai các phần mềm ứng dụng;... Ngoài ra, sinh viên còn được phát triển khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm để ứng dụng công nghệ đáp ứng các nhu cầu thực tế của đời sống.

Theo thống kê của Cục Việc làm (Bộ LĐ - TB&XH), chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, đã có 1,4 triệu người thất nghiệp, gần 900.000 người mất việc làm… Thế nhưng, cơn "khát" nhân lực CNTT chưa bao giờ hạ nhiệt, kể cả trong bối cảnh Covid-19. Theo Ông Nguyễn Viết Lâm - Phó Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Rikkeisoft (Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam) chia sẻ: "Ngay trong dịch Covid-19, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của Rikkeisoft tăng gấp 2 lần mỗi năm, đến năm 2025 chúng tôi cần trên 10.000 nhân sự. Covid đòi hỏi thế hệ trẻ cần tăng năng lực thích ứng với biến đổi của thị trường lao động, sẵn sàng đối mặt với thách thức, chọn đúng ngành xã hội cần để không đứng trước nguy cơ thất nghiệp."

1/ung-dung-bluezone_01062021091843137_1yo14ifq.vc4.jpg

Một ứng dụng quan trọng của ngành Công nghệ thông tin hỗ trợ ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh

Được ví như chiếc chìa khóa thúc đẩy chuyển đổi số, vai trò của ngành CNTT được thể hiện rõ trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống. Không chỉ giúp kết nối, biến đổi “thế giới phẳng” chỉ với một cú click chuột, CNTT còn đem đến nền tảng học trực tuyến, làm việc tại nhà, ứng dụng Robot, trí tuệ nhân tạo trong y tế, mua sắm online... Là ngành đóng vai trò then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, CNTT giúp nâng cao năng lực đối phó giữa bối cảnh dịch bệnh, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của gián đoạn xã hội, giúp chúng ta kết nối, cân bằng hoạt động và quản lý hiệu quả trong mọi biến động xã hội.

Cơ hội việc làm cho lĩnh vực Công nghệ thông tin này hiện nay là rất lớn, các doanh nghiệp liên quan trong lĩnh vực này cũng như ứng dụng CNTT vào các hoạt động khác nhau đều dậy lên “cơn khát” nguồn nhân lực.

Thu Hà -

Đăng ký xét tuyển