Top 8 công việc hấp dẫn trong tương lai cho sinh viên Ngoại ngữ

Trong thời buổi toàn cầu hóa, biết thêm một ngoại ngữ là cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Sau khi tốt nghiệp ra trường, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn rất nhiều công việc hấp dẫn khác mà bạn có thể lựa chọn.

01.Biên - Phiên dịch viên

Đây là ngành nghề được rất nhiều sinh viên lựa chọn sau khi ra trường, nhất là các bạn học định hướng biên - phiên dịch. Kiến thức Nhà trường trang bị có thể giúp các bạn sẵn sàng bước theo con đường trở thành những biên dịch viên tại các đơn vị xuất bản, phiên dịch viên tại các công ty, tập đoàn nước ngoài… Không phải ai cũng có năng khiếu ngoại ngữ, do đó vai trò cầu nối giao tiếp, hiểu biết của bạn luôn được đề cao với mức thu nhập thỏa đáng.

Tuy nhiên, Biên - Phiên dịch là một công việc đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Do đó, hãy luôn tự học hỏi, đọc sách, luyện nghe và cộng tác thêm trong khi vẫn còn ngồi trên ghế Nhà trường. Hiện nay nhà trường cũng đang mở các khóa đào tạo biên phiên dịch cơ bản và nâng cao để giúp nâng cao kỹ năng cho sinh viên, cán bộ trong và ngoài trường.

02.Tiếp viên hàng không

1/tiep-vien-hang-khong-viet-nam-airline_05062021090137525_pywow4pw.wq1.jpg

Nếu bạn mơ ước được chinh phục bầu trời, được đặt chân tới vùng đất mới, được làm việc trong môi trường năng động với mức thu nhập cao và ổn định? Trở thành tiếp viên hàng không sẽ giúp bạn thực hiện những ước mơ đó dễ dàng.

Sở dĩ được gọi là những con người “tài sắc vẹn toàn” là có lý do của nó. Bên cạnh những tiêu chuẩn về ngoại hình, để làm tiếp viên hàng không bạn cần đạt được là:

Ngoài trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT trở lên, có lý lịch rõ ràng, thì trình độ ngoại ngữ luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng của các hãng bay, cụ thể thì bạn cần TOEIC tối thiểu 550 điểm hoặc chứng chỉ TOEFL paper (550), TOEFL ibt (61), TOEFL cbt (173), IELTS (5.0). Đây là một trong những căn cứ cơ bản để ứng viên trúng tuyển được phân bay theo những tuyến trong nước và quốc tế. Đặc biệt các hãng còn ưu tiên những ứng viên biết từ 2 thứ tiếng trở nên.

03.Hướng dẫn viên du lịch

1/22_05062021090137353_t43xclkf.qt1.jpg

Với những bạn đam mê “xê dịch” thì hướng dẫn viên (HDV) du lịch là một lựa chọn công việc hoàn hảo. Lưu ý là để theo nghề HDV bạn cần phải có thẻ hành nghề, những bạn muốn được cấp thẻ HDV quốc tế phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành HDV du lịch trở lên. Những bạn học chuyên ngành khác, phải có thẻ HDV nội địa hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp cùng với việc thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ. Việc được làm quen với các vị khách đến từ khắp nơi trên thế giới, giới thiệu cho họ về lịch sử văn hóa đất nước mình là một nghề nghiệp hấp dẫn và ý nghĩa.

04.Nhà ngoại giao

Nhìn chung, tùy thuốc vào từng chức năng và vị trí cụ thể thì các nhà ngoại giao sẽ đảm nhiệm những công việc như sau:

+ Tham gia tiếp xúc và đàm phán ngoại giao.

+ Soạn thảo các công văn và văn kiện ngoại giao.

+ Tìm hiểu, nghiên cứu tình hình các nước và tình hình thế giới, đề xuất ý kiến, đóng góp vào chiến lược ngoại giao chung của đất nước.

+ Tiến hành công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại.

+ Thực hiện công tác lãnh sự, bảo vệ quyền lợi kiều dân ở nước ngoài.

+ Làm công tác lễ tân: sắp xếp và tiến hành việc thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, tổ chức tham quan, tổ chức chiêu đãi...

Vì chất đặc thù của công việc là chủ yếu tiếp xúc với người nước ngoài nên biết ngoại ngữ là yêu cầu trước tiên của một người muốn theo ngành Ngoại giao. Bạn có thể trở thành nhà ngoại giao khởi đầu từ những công việc như cán bộ văn phòng, phiên dịch viên cho các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao hoặc Chính phủ.

05.Giáo viên ngoại ngữ

1/giao-vien-tieng-anh-1_05062021090138666_cyist53t.j13.jpg

Sinh viên các ngành Ngôn ngữ nếu muốn trở thành giáo viên có thể học thêm các khóa đào tạo chuyên môn trong vài tháng để đủ điều kiện đi dạy. Hiện nay, Nhà trường cũng hỗ trợ sinh viên bằng cách tổ chức các khóa nghiệp vụ sư phạm/nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ.

06.Doanh nhân và các công việc liên quan trong lĩnh vực Kinh tế

Học ngoại ngữ tại DAP bạn cũng hoàn toàn có thể trờ thành một doanh nhân. Với kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ và kinh tế đã được học, bạn có thể làm việc tại các công ty nước ngoài hoặc Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, xử lí các công việc có liên quan đến năng lực nói… Hoặc bạn cũng hoàn toàn có thể khởi nghiệp và làm chủ một công ty của riêng mình ngay sau khi ra trường.

07. Nhà báo – Biên tập viên

1/phong-vien-la-gi-khai-niem-va-nhung-thong-tin-lien-quan_05062021090316697_yqw3uvlm.djl.jpg

Phóng viên tại các cơ quan báo chí cũng là một lựa chọn hợp lý cho sinh viên. Dù là phóng viên, biên tập viên trong nước hay thường trú tại nước ngoài cũng đều có vị trí cho người biết ngoại ngữ.

Lĩnh vực báo chí, truyền thông bao gồm các ngành công nghiệp nhỏ hơn như truyền hình, báo chí, quảng cáo hay quan hệ công chúng. Tùy thuộc vào lĩnh vực bạn quan tâm, sẽ luôn có hướng đi thích hợp phù hợp cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại ngữ trong lĩnh vực báo chí, truyền thông do bản chất của ngành đòi hỏi sử dụng kỹ năng nói, viết tốt để truyền tải thông điệp. Sinh viên ngành ngoại ngữ có thể thử sức với nhiều vị trí khác nhau, từ sản xuất, viết, hiệu đính, viết đánh giá, phê bình, quảng bá tới quản lý, điều hành.

08.Các công việc văn phòng khác

Sau khi tốt nghiệp, nhiều bạn lựa chọn đi làm tại các công ty, khu công nghiệp, doanh nghiệp. Với vốn ngoại ngữ tốt, các bạn có thể làm các công việc văn phòng như: nhân viên lễ tân, nhân viên hành chính, thư ký, quản lý nhân sự,...

Hãy chọn cho mình một ước mơ và theo đuổi nó đến cùng nhé! Chúc các bạn thành công với ước mơ mình đã chọn.

- Ngọc Thu -

Đăng ký xét tuyển
 
 
 

<