Thị trường mỹ phẩm Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỹ phẩm đã trở thành một thứ sản phẩm thiết yếu của cuộc sống. Hằng ngày, họ dùng thuốc đánh răng để chải răng, dùng sữa rửa mặt để rửa mặt cho sạch, dùng kem chống nắng để bảo vệ da, dùng dầu gội đầu và dầu xả để làm sạch và mượt tóc, dùng sữa tắm…Dường như ai ai cũng cần đến các sản phẩm mỹ phẩm. Sự khác biệt phải chăng chỉ ở chỗ người tiêu dùng lựa chọn nhãn hiệu nào mà thôi.
Quan niệm về làn da đẹp của người Việt là: trắng sáng, mịn màng và săn chắc, khỏe mạnh. Khu vực Âu Mỹ có sự khác biệt lớn về tất cả mọi mặt từ văn hóa, khí hậu cho đến con người. Chính vì vậy, mỹ phẩm Âu Mỹ không thật sự tối ưu cho làn da của người Việt. Còn đối với mỹ phẩm châu Á nói chung hay có thể kể đến một số nước nổi bật nói riêng như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, mặc dù có những điểm tương đồng về văn hóa, về quan niệm cái đẹp nhưng sự khác biệt về mặt khí hậu, thời tiết vẫn là khoảng cách khó có thể xóa nhòa.
Dù thật sự không thể phủ nhận công nghệ sản xuất và chất lượng của các mỹ phẩm nhập ngoại nhưng trên hết, việc thấu hiểu đặc tính làn da người Việt cũng như thấu hiểu về quan niệm thẩm mĩ, đồng thời được nghiên cứu và sản xuất theo công thức riêng vẫn là điểm mạnh nổi trội của mỹ phẩm Việt. Thị trường mỹ phẩm nội địa còn khá “nghèo nàn” với quá ít các thương hiệu mỹ phẩm dành riêng cho làn da người Việt. Ngoài ra, một số các thương hiệu đó lại quá cố gắng chạy theo các tiêu chuẩn của mỹ phẩm nước ngoài để “ghi điểm” người tiêu dùng Việt mà quên mất những đặc tính làn da riêng biệt của người Việt.
Tuy nhiên vài năm gần đây thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam có thể gọi là bùng nổ. Hàng trăm nghìn thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mở văn phòng đại diện, đặt đại lý, nhà phân phối bán hàng, thành lập công ty và xây dựng nhà máy sản xuất như: Sài Gòn, Thorakao, Cocoon, Lana, Biona, Xmen, Thái Dương,… Mỹ phẩm Việt từng bước cạnh tranh được với mỹ phẩm quốc tế trên thị trường do biết khai thác thế mạnh và chọn đúng phân khúc thị trường. Phân khúc thị trường của mỹ phẩm Việt tập trung khai thác thị trường bình dân ở cả khu vực nông thôn và thành thị.
Nắm bắt được xu hướng làm đẹp bằng mỹ phẩm nội địa đó của người Việt và nhu cầu lớn về việc làm của ngành này, DAP đã đưa vào chương trình đào tạo ngành nghiên cứu và sản xuất mỹ phẩm. Sinh viên học theo học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ các lĩnh vực:
+ Sản xuất mỹ phẩm: Các kiến thức về công nghệ phân tách, tinh chế hoạt chất làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm. Các kiến thức cần thiết để phát triển sản phẩm mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm về tự nhiên.
+ Kinh doanh mỹ phẩm: Các kiến thức về marketing, sale, các kênh phân phối sản phẩm dược và mỹ phẩm truyền thống (nhà thuốc, bệnh viện...), các chuỗi cửa hàng mỹ phẩm, cũng như các kênh phân phối hiện đại (facebook, website...).
Tin chắc rằng những sinh viên có niềm đam mê với ngành công nghiệp tạo nên cái đẹp với sự quyết tâm và kiến thức vững chắc mà DAP đã trang bị thì thành công sẽ không còn xa.
- Ngọc Thu -
Tin liên quan
- ĐÁNH GIÁ NGOÀI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN (15/11/2024 - 21/11/2024)
- LỄ BẾ GIẢNG VÀ TRAO BẲNG TỐT NGHIỆP 2024 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN
- SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN ĐẠT GIẢI NHẤT CUỘC THI VSVC Racingbots 2024
- Họp mặt kỷ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024)
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN HÂN HOAN CHÀO ĐÓN NĂM HỌC MỚI – NĂM HỌC 2024 - 2025
- KÝ KẾT HỢP TÁC MOU GIỮA DONG AN POLYTECHNIC VÀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ THÔNG MINH TCL (VIỆT NAM)