Tại sao mô hình Cao đẳng 9+4 đang phát triển mạnh?
Mô hình đào tạo cao đẳng 9+4 là mô hình đào tạo nghề phân luồng sớm đã phổ biến từ lâu ở các nước phát triển như Đức, Nhật, Hàn Quốc,...Trong mô hình này, học sinh sẽ được đào tạo song hành văn hóa và chuyên môn nghề. Tất nhiên, kiến thước văn hóa sẽ được giản lược hơn, bỏ đi những thành phần khó hoặc ít ứng dụng trong thực tiễn. Trước đây học sinh tốt nghiệp THCS ở Việt Nam tuyệt đại đa số tiếp tục học tiếp văn hóa THPT tại các trường công lập, dân lập hoặc Trung tâm GDTX, con số chuyển sang học nghề khá ít.
Từ năm 2018, nhận thấy bất cập trong hệ thống giáo dục đào tạo hiện hành, nhà nước đã rất quyết liệt trong việc phân luồng học sinh sau THCS. Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 dần co lại, dẫn tới 20-30% số lượng học sinh lớp 9 không vào được các trường THPT công lập. Con số học sinh còn lại là rất lớn. Trong khi đó, học phí tại các trường THPT dân lập lại rất cao (phổ biến từ 5 đến 12 triệu/tháng) vượt quá khả năng chi trả của số đông gia đình lao động Việt Nam. Dẫn tới, nhu cầu học sinh tốt nghiệp THCS học tại các trường có mức học phí rẻ như các trường nghề là rất lớn. Như đã nói ở trên, do trước đây số lượng học sinh học nghề còn ít nên vấn đề xây dựng một mô hình đào tạo tối ưu cho đối tượng học sinh trên ít được đề cập. Ngày nay, khi luồng học sinh học nghề lớn hơn rất nhiều, mô hình đào tạo nào tốt nhất đã được đặt ra, đó là lý do quan trọng nhất mô hình Cao đẳng 9+4 ra đời.
Vậy điều gì khác biệt giữa mô hình Cao đẳng 9+4 và các mô hình trước đây? Chúng ta hãy nhìn nhận 2 khái niệm quan trọng nhất. Đó là đặc trưng về độ tuổi và đặc thù quan điểm về giáo dục của người Việt Nam. Thứ nhất, theo luật định, tốt nghiệp THCS chỉ đủ điều kiện học hệ trung cấp, sau đó mới liên thông lên cao đẳng. Tuy nhiên nếu xét một học sinh vừa hoàn thành lớp 9 năm 15 tuổi, học xong trung cấp 2 năm chỉ mới 17 tuổi , chưa đủ lao động theo luật và còn quá nhỏ để lao động kiếm tiền theo quan niệm của đại đa số các bậc phụ huynh. Phần lớn bậc cha mẹ chưa muốn con học thêm nữa lên cao đẳng cho đủ “cứng cáp” để đi làm. Đó cũng là lý do chính cho sự ra đời của mô hình Cao đẳng 9+4: học sinh tốt nghiệp lớp 9 sau 4 năm sẽ hoàn thành bậc cao đẳng và có chứng nhận hoàn thành văn hóa THPT. Thứ 2 là theo truyền thống dân tộc cha mẹ người Việt Nam vẫn luôn trọng kiến thức văn hóa cho con. Tuy “phải” cho con học nghề nhưng lại rất quan tâm đến đào tạo văn hóa. Mô hình đào tạo Cao đẳng 9+4 chú trọng hơn trong việc đào tạo văn hóa toàn diện hơn so với mô hình đào tạo trung cấp trước đây.
Từ những đặc trưng trên cho thấy Chương trình cao đẳng 9+4 có rất nhiều ưu điểm. Trước hết chương trình học ít áp lực hơn chương trình THPT phù hợp với đối tượng học sinh có học lực không quá giỏi. Thời gian đào tạo ngắn, sớm tham gia vào thị trường lao động; học phí rẻ, được nhà nước dành nhiều ưu đãi, bằng cấp đủ để sinh viên có mức lương tốt và có thể liên thông lên bậc đại học.
Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An đã xây dựng chương trình đào tạo hệ này từ rất sớm, là một trong những trường tiên phong trong cả nước. Năm 2018 nhà trường chỉ mới tuyển sinh được 300 em nhưng đến năm 2019 đã có gần 1.000 học sinh theo học hệ cao đẳng 9+4, tăng 300%. Con số trên đã thể hiện chất lượng và niềm tin mà nhà trường đã tạo dựng được đối với học sinh và phụ huynh khu vực Đông Nam Bộ.
Link đăng kí Hệ Cao đẳng 9+4: bấm vào đây
Việt Phương
Tin liên quan
- ĐÁNH GIÁ NGOÀI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN (15/11/2024 - 21/11/2024)
- LỄ BẾ GIẢNG VÀ TRAO BẲNG TỐT NGHIỆP 2024 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN
- SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN ĐẠT GIẢI NHẤT CUỘC THI VSVC Racingbots 2024
- Họp mặt kỷ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024)
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN HÂN HOAN CHÀO ĐÓN NĂM HỌC MỚI – NĂM HỌC 2024 - 2025
- KÝ KẾT HỢP TÁC MOU GIỮA DONG AN POLYTECHNIC VÀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ THÔNG MINH TCL (VIỆT NAM)