Nữ kĩ sư – tại sao không?

1/con-gai-9_06062019020825582_twr4wzak.xiu.png

Hình ảnh sinh viên nữ trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (DAP) thực hành trên Máy trạm MPS

 

Nữ kĩ sư – một cụm từ không mới ở Việt Nam. Nếu trên thế giới có Bà Elisa Leonida Zamfirescu được mệnh danh là “Nữ kỹ sư đầu tiên trên thế giới”, ngoài công việc chính là một kỹ sư hóa học bà cũng từng đứng ra ủng hộ việc giải trừ vũ khí hạt nhân tại Lancaster House, London, nước Anh.

 

1/con-gai-5_06062019020104331_g5qz5smt.w5n.png

Hình ảnh “Nữ kỹ sư đầu tiên trên thế giới” - Elisa Leonida Zamfirescu

 

Ở Việt Nam cũng có không ít những nữ kĩ sư thành danh trong các lĩnh vực mà xưa nay mọi người thường nghĩ chỉ dành cho nam giới. Tiêu biểu có thể nói đến:

Kỹ sư Lê Duy Loan, 55 tuổi, chuyên gia đầu ngành vật liệu bán dẫn đã trở thành người phụ nữ đầu tiên và cũng là người châu Á duy nhất được vinh danh ‘Senior Fellow’ – nhà nghiên cứu thâm niên tại hãng công nghệ toàn cầu lâu đời nhất nước Mỹ Texas Instruments. Bà luôn tin rằng: "What cannot kill you makes you stronger - cái gì không giết được bạn thì sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn". Bởi vậy, dù lớn lên trong những năm tháng khó khăn nhất cuộc đời song bà vẫn quyết tâm gây dựng mọi thứ theo cách thật tốt đẹp.

 

1/con-gai-6_06062019020103831_zdqtaizx.4s2.png

Hình ảnh Kỹ sư Lê Duy Loan – chuyên gia đầu ngành về vật liệu bán dẫn

 

Chị Huỳnh Thị Thu Vân, Trưởng đài OMC - Trung tâm Điều hành thông tin - VNPT Bình Phước. Chị được nhiều người gọi là "nữ kỹ sư đa tài", với tinh thần không ngại khó, ngại khổ, năng nổ với hoạt động phong trào và công tác chuyên môn, nhiệm vụ nào chị cũng hoàn thành xuất sắc, đam mê nghiên cứu và có nhiều sáng kiến áp dụng vào thực tiễn, giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực, làm lợi hàng tỷ đồng cho đơn vị.

 

1/con-gai-7_06062019020101987_axytfjsk.xhx.png

Hình ảnh Kỹ sư Huỳnh Thị Thu Vân - "nữ kỹ sư đa tài" của đài OMC - Trung tâm Điều hành thông tin - VNPT Bình Phước

 

Nguyễn Hữu Cát Thư được biết đến như một trong số những kỹ sư trẻ tài hoa của Việt Nam. Mới 26 tuổi, nhưng cô đã nắm giữ 2 bằng sáng chế tại Mỹ.  Thư đã giành được học bổng toàn phần của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 2008. Sau đó,Thư đã tạo ra 3 phát minh độc đáo: cải tiến máy sấy năng lượng mặt trời ở Ấn Độ, van ngắt nước tự động và ghế ngồi sửa tư thế. Sau khi tốt nghiệp (2012), Thư còn là một trong hai sinh viên xuất sắc nhất được giữ lại tham gia điều hành lò nghiên cứu hạt nhân tại MIT, lò hạt nhân lớn thứ hai của Mỹ. Gần đây nhất, cô đã chọn quay về Việt Nam để khởi nghiệp với Mindstep. Đây là mô hình giảng dạy phát triển sáng tạo ở 3 mảng: thiết kế website, nghiên cứu trải nghiệm người dùng và tư duy thiết kế.

 

1/con-gai-8_06062019020102065_r1zccb0h.uwt.png

Hình ảnh Kỹ sư Nguyễn Hữu Cát Thư - một trong số những kỹ sư trẻ tài hoa của Việt Nam

 

Hãy bỏ ngoài tai những lời xì xầm như: “con gái sao lại theo đuổi khoa học công nghệ”, “con gái sao lại làm công việc nghiên cứu khô khan”. Như ngài Benjamin Franklin từng nói: Anh có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không - You may delay, but time will not”.

 

1/con-gai-11_06062019020826691_qz0vy2r0.xdt.png

Hình ảnh sinh viên nữ trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (DAP) thực hành lắp ráp kiểm tra điện

 

Cũng như suy nghĩ của bạn Cát Thư:  “Những gì người ta khuyên ngăn nên từ bỏ, tìm việc phù hợp hơn…, tôi không bao giờ coi đó là rào cản, mà xem như là động lực để cố gắng hơn. Nếu người khác không theo đuổi, mà tôi theo đuổi, thế mới là hay, mới là đặc biệt. Và tôi muốn chứng minh con gái cũng có thể hoàn thành tốt những công việc liên quan đến công nghệ, chế tạo”. Các bạn nữ còn ngần ngại gì mà không dám một lần sống vì đam mê.


 

1/con-gai-10_06062019020826160_chijvadr.bnu.png

Hình ảnh sinh viên nữ trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (DAP) thực hành với mô hình thủy lực

 

Ngọc Thu – Trung Kiên

Nguồn tham khảo: Internet

 
Đăng ký xét tuyển
 
 
 

<