NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

I. Mô tả ngành/nghề Tài chính ngân hàng 

Tài chính - ngân hàng là một ngành khá rộng, bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể đó là tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính để thanh toán các cước phí trong nước và quốc tế.

Ngành tài chính – ngân hàng được chia nhỏ thành nhiều lĩnh vực riêng biệt đó là: Chuyên ngành về tài chính, chuyên ngành ngân hàng, chuyên ngành phân tích tài chính, kinh tế học tài chính….

1/hinh-61_20012022120839111_dc40bady.ktq.jpg
II.. Kiến thức, kỹ năng có được sau quá trình đào tạo

Kiến thức: 

  • Trang bị kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, chính trị, quốc phòng – an ninh, chính sách pháp luật của nhà nước.
  • Hiểu và diễn giải một cách có hệ thống các kiến thức tổng quát về kinh tế, quản trị, ứng dụng được vào quá trình nghiên cứu và nâng cao năng lực chuyên ngành.
  • Vận dụng vào thực tiễn những kiến thức căn bản về kinh tế, quản trị và quản trị kinh doanh, thương mại vào lĩnh vực tài chính, tín dụng.
  • Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về tài chính – ngân hàng để đối chiếu thống kê, so sánh, xử lý, lập và phân tích hoạt động tài chính, đầu tư chúng khoán, chứng từ tài chính, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính – ngân hàng, phi ngân hàng.
  • Ứng dụng ngoại ngữ chuyên ngành và sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong việc triển khai thực hiện các nghiêp vụ tài chính, nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ tín dụng, kê khai thuế tại các tổ chức doanh nghiệp.
 
1/hinh-52_20012022120838189_tvk0vt13.vuy.jpg
 

Kỹ năng:

  • Kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn vào thực tiễn, từng bước phát triển năng lực nghề nghiệp.
  • Biết phân tích tình huống, nhận dạng vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân, dự báo, đề xuất và lựa chọn các giải pháp tối ưu để triển khai thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Tham mưu, tư vấn cho nhà quản trị, ra quyết định đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
  • Có kỹ năng tư duy độc lập, hệ thống và phản biện, thích nghi trong điều kiện môi trường làm việc không xác định cụ thể hoặc thay đổi.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng viết và giao tiếp bằng lời, thuyết trình mạch lạc, hình thành ý tưởng, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề.
 
1/hinh-43_20012022120840174_uway3uau.w3b.jpg
 
III. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành tài chính – ngân hàng có khả năng đảm nhận các vị trí chuyên viên về các công việc như sau: chuyên viên giao dịch ngân hàng, giao dịch chứng khoán, giao nhận ngoại thương, phân tích, đầu tư, chuyên viên tín dụng, phân tích và tư vấn về tài chính, bảo hiểm…
 
1/hinh-34_20012022120838658_ufkfvc4k.3ze.jpg
 
  • Tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí: Phụ trách các phòng môi giới, đầu tư, mua bán sáp nhập hoặc phân tích tại các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty tài chính, quan hệ khách hàng, phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng, kiểm soát viên, lãnh đạo các phòng/ban chức năng trong ngân hàng…
 
1/hinh-25_20012022120840658_rigzphgf.hjf.jpg
 
IV. Cơ hội học tập nâng cao trình độ 
  • Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tôt nghiệp có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Đại học, thạc sỹ)
  • Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác
  • Sinh viên có thể học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình, hoặc học mở rộng kiến thức sang các chuyên ngành gần khác bao gồm: Kế toán doanh nghiệp, kế toán kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh tế, hoặc tham gia các khóa học để lấy chứng chỉ nghề nghiệp khác.
 
1/hinh-16_20012022120839674_rwdgy210.wvx.jpg

 

Đăng ký xét tuyển