NGÀNH DƯỢC HỌC

Dược học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên hai lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc với cơ thể và cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh. Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, quản lý dược, đảm bảo chất lượng, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người.
1/hinh-2_12012022084844924_nyqepol3.p0g.JPG

Trong công tác phòng và điều trị bệnh, Dược sĩ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phối hợp thuốc để điều trị. Vì thế, ngành Dược được xếp vào một trong những ngành nghề cao quý bởi nó gắn liền với việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng; được xã hội trân quý và tôn vinh.

1/hinh-3_12012022084845736_zsykt0y0.vjq.JPG
Học ngành dược, sinh viên được trang bị kiến thức vững vàng về khoa học chuyên ngành Dược như: Hóa dược, Dược lý, Dược lâm sàng, Bào chế, Dược liệu, Kiểm nghiệm thuốc, Bảo quản thuốc, Quản lý dược và Maketing dược. Có khả năng truyền tải và vận dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng để xử lý các vấn đề kỹ thuật Dược ở bậc cao đẳng để cộng tác với các cán bộ y tế tại các cơ sở Y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm. Hướng dẫn người bệnh và nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; Tham gia sản xuất, quản lý chất lượng và cung ứng thuốc.

Sau khi tốt nghiệp ngành Dược, sinh viên:

1/hinh-4_12012022084846799_xei5bex0.hhl.JPG
Có khả năng vận dụng được kiến thức của các học phần chuyên môn để thực hiện đúng quy chế, đúng kỹ thuật các nhiệm vụ: cung ứng, bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc, bào chế được một số thuốc thông thường, lấy mẫu và kiểm nghiệm thuốc. Thực hiện đúng các quy định về bảo quản, quản lý thuốc và các việc có liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc. Cập nhật, đọc hiểu và vận dụng đúng các quy định của văn bản quản lý nghiệp vụ chuyên môn do Bộ Y tế ban hành vào thực tế hành nghề Dược.
1/hinh-5_12012022084847002_j1y1nkh4.e4l.jpg
Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng về dự phòng và điều trị các bệnh đơn giản; giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng phù hợp với văn hoá; Phối hợp và tham gia thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an toàn chung.

Có khả năng - Có kỹ năng thuyết trình, khả năng giao tiếp và ứng xử linh hoạt, khả năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập trong hoạt động nghề nghiệp. Tham gia tổ chức và đào tạo dược sỹ và các nhân viên y tế, liên tục đào tạo cho mình và cho người khác; Và có khả năng học tập ở trình độ cao hơn (Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ) để nâng cao trình độ nghiệp vụ.

1/hinh-7_12012022084848908_bmcx3pzv.xhv.png

Tiềm năng ngành hiện nay và tương lai:

Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia thành lập cơ sở sản xuất, từ đó xuất sản phẩm sang các quốc gia khác. Rất nhiều dự án có quy mô khá lớn đã được khởi động như dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tại Khu Công nghệ cao TP.HCM  giữa Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) và Tập đoàn Dược phẩm Sanofi của Pháp với tổng mức đầu tư 80 triệu USD.
 

Mới đây, thị trường dược Việt Nam đã chính thức đón nhận thêm một nhà sản xuất dược lớn của thế giới là AstraZeneca Việt Nam trực thuộc Tập đoàn AstraZeneca (Anh). Tập đoàn này cam kết đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng (xấp xỉ 220 triệu USD) vào Việt Nam giai đoạn 2020-2024.
Theo lộ trình, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam theo đúng quy định. 

Vì vậy, ngành dược tại Việt Nam đang có  rất nhiều tiềm năng phát triển. Ngoài việc đầu tư mở rộng, tăng năng suất, nâng cấp nhà máy đạt chuẩn thì vấn đề đào tạo nhân sự ngành dược lại càng phải được tăng cường hơn nữa thì mới đáp ứng được xu hướng phát triển của ngành và hội nhập kinh tế toàn cầu. 

Tố chất người học phù hợp với ngành:

Tư duy logic

Tư duy logic luôn cần thiết cho các ngành khoa học đặc biệt rất cần cho ngành Dược sĩ. Bởi khối lượng kiến thức ngành Dược học khá nhiều và trừu tượng đòi hỏi người học phải có tư duy logic tốt để liên kết các kiến thức hoặc chia nhỏ để tiếp thu hiệu quả không bị rơi vào tình trạng “choáng ngợp” giữa biển kiến thức chuyên ngành.

Có khá nhiều cách để phát triển khả năng tư duy logic của bản thân hỗ trợ tốt nhất cho việc học ngành Dược như: đọc sách, chơi puzzle game, tập phân tích các vấn đề theo nhiều hướng, tạo sắp xếp các kiến thức đã học trên trường lớp theo các sơ đồ tương quan, mind map,….

1/hinh-9_12012022084847939_mtzkw35u.0ch.JPG

Kiên trì và bền bỉ không kém sinh viên ngành Y

Cùng thuộc nhóm ngành liên quan đến sức khoẻ con người nên đòi hỏi người học cần có sự rèn luyện lâu dài, đạt đến sự “chín muồi” mới có thể ra nghề. Chưa kể trong quá trình học các kiến thức ngành Dược đều có sự tương hỗ, chương trình học dài, thời gian thực tập nhiều để trau dồi kiến thức nghề giúp bạn thành công trong ngành Dược học.

1/hinh-10_12012022084844205_ho14goca.1v4.jpg
Cẩn thận, tỉ mỉ và ngăn nắp

Là một dược sĩ tức là phải tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn loại thuốc với những công dụng khác nhau. Là một dược sĩ càng phải ghi nhớ được các loại thuốc, nếu không có phẩm chất dược sĩ với đức tính tỉ mỉ sẽ rất khó. Hơn nữa, bốc thuốc kê toa sẽ tác động trực tiếp lên sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh nên đòi hỏi độ chính xác rất cao.

1/hinh-11_12012022084849424_w3wargpt.35r.jpg
Đam mê và tâm huyết với nghề 

Đam mê với ngành học chính là một trong những yếu tố giúp người học có được sự kiên trì và bền bỉ cho nghề. Chỉ có lòng yêu nghề mới thôi thúc bạn vượt qua những khó khăn, thử thách của nghề nghiệp. Vì thế, các thí sinh lựa chọn nghề nghiệp tương lai dựa vào khả năng và sở thích của bản thân sẽ giúp khả năng gắn bó với nghề nghiệp của bạn cao hơn nhiều là lựa chọn theo nhu cầu thị trường. Đặc biệt là ngành Dược, ngành học với biết bao khó khăn, vất vả, nếu không đủ đam mê sẽ rất dễ bỏ cuộc giữa chừng.

1/hinh-12_12012022084848252_tbjkbwtw.gbn.jpg
Tự học, tự nghiên cứu không ngừng 

Đối với sinh viên ngành Dược, lượng kiến thức được thầy cô truyền tải chỉ là một phần trong quá trình học tập, người học cần phải tự học, tự nghiên cứu dựa trên giáo trình, sách tham khảo được thầy cô giới thiệu để trau dồi và phát triển kiến thức của bản thân.

Công việc sau khi ra trường:

Trong bối cảnh xã hội phát triển đi kèm với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng như hiện nay thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên. Từ đó, ngành Dược học hiện nay đang cần rất nhiều nhân lực. Ngay sau khi tốt nghiệp ngành Dược học các bạn có thể đảm nhiệm các công việc:

1/hinh-13_12012022084848658_skn44cyg.gmc.jpg

-    Các công ty dược với các vị trí như : Tổ trưởng tổ sản xuất thuốc viên, thuốc nước, kiểm tra chất lượng , đảm bảo chất lượng , Trình dược viên, hệ thống phân phối hành nghề y tế tư nhân dưới dạng: Đại lý thuốc – Quầy thuốc.

-    Và tại các cơ sở y tế với các vị trí: Quản lý, bảo quản, tồn trữ, cung ứng thuốc, tham gia sản xuất, kinh doanh thuốc – mỹ phẩm; hướng dẫn bệnh nhân và cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lí và hiệu quả; tham gia thực hiện các chương trình Y tế tại nơi công tác theo nhiệm vụ được giao.

1/hinh-14_12012022084847127_jagsy51h.x2t.jpgCác Doanh nghiệp mà Khoa đang liên kết:

- Công ty cổ phần quốc tế AOTA.

- Công ty cổ phần Dược phẩm Agimexpharm.

- Công ty cổ phần Dược phẩm Hasan.

Công ty Dược phẩm Ninh thuận.

Công ty Dược Imexpharm.

Công ty Dược Nature Việt Nam.

Công ty Hitech Care.

Đăng ký xét tuyển