NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

1. Mô tả ngành Điện tử công nghiệp

Điện tử Công nghiệp là chuyên ngành kết hợp giữa Điện tử dân dụng – Điện tử máy tính – Điện, Điện tử nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho các sinh viên sau khi ra trường làm việc được nhiều vị trí “thống lĩnh trong khối ngành Điện, Điện tử”, dễ tìm việc làm hơn, nhiều việc hơn, thu nhập cao hơn và có cơ hội thăng tiến nhanh hơn.

Điện tử Công nghiệp cũng là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử để thực hiện công tác kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất và các mạch điện tử từ cơ bản cho đến các mạch điện tử trong bộ điều khiển.

 

1/hinh-1-gioi-thieu-nganh-dien-tu-cong-nghiep_21012022111421165_pygwduba.1uc.jpg

2. Kiến thức, kỹ năng sinh viên có được sau quá trình đào tạo:

 Với chuyên ngành này, học viên sẽ được học kiến thức nền tảng về các thiết bị điện, điện tử; thiết bị điều khiển công nghiệp; cấu trúc máy tính; mạng và truyền dữ liệu; cài đặt và quản trị mạng…

Sau khi hoàn thành khoá học, người học sẽ đạt được những kiến thức và kỹ năng như sau:

a. Kiến thức:

  • Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp;
  • Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp;
  • Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, trong các dây chuyền công nghiệp;
  • Giải thích được nguyên lý làm việc của cách mạch điện tử, IC, thiết bị điện.
  • Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa;
  • Phân tích được phương pháp thiết kế một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng.
 
1/hinh-2-thuc-hanh-dien-tu-cong-suat_21012022111419930_j5dk05hp.1z1.png
Hình 2. Sinh viên thực hành Điện tử công suất
b. Kỹ năng
- Đọc được bản vẽ điện, nhận biết chính xác các ký hiệu trong sơ đồ, tra cứu được thiết bị qua các kí tự chữ – số.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo lường Điện – Điện tử.
- Sử dụng thành thạo bộ dụng cụ, thiết bị sửa chữa điện tử cầm tay.
- Đọc, đo được trị số, cực tính và xác định được phẩm chất các loại linh kiện điện tử, khí cụ điện.
- Sử dụng thành thạo phần mềm vẽ và thiết kế mạch điện tử theo đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Gia công, lắp ráp, hiệu chỉnh được các mạch điện tử, các bộ biến đổi công suất bằng phương pháp thủ công và bằng máy gia công mạch điện tử chuyên dụng theo đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong thời gian quy định.
- Bảo trì được các hệ thống điện tử công nghiệp đơn giản.
- Sửa chữa được các bảng mạch điện tử công nghiệp, các hệ thống đo luờng điện tử, các thiết bị và hệ thống bảo vệ cơ bản đúng thời gian quy định.
- Thiết kế và gia công được các bảng quảng cáo bằng LED theo đúng yêu cầu kỹ thuật của khách hàng trong thời gian quy định.
- Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa trên các thiết bị điện tử được sử dụng trong đời sống, công nghiệp.
- Thiết kế, thi công hệ thống điện, dây truyền sản xuất trong công nghiệp.

- Lập trình được cho các ứng dụng điều khiển tự động hóa.

 
1/hinh-3-sua-chua-bo-mach-dien-tu_21012022111418477_lbzwfqwd.a5z.jpg
Hình 3. Sửa chữa bo mạch điện tử
 
1/hinh-4-bo-vi-dieu-khien_21012022111417055_0kxe5oxe.gkn.jpg

Hình 4. Bộ vi điều khiển

 

1/hinh-5-sinh-vien-thuc-hanh-lap-trinh-plc_21012022111415649_ax2xfijx.rbh.jpg
Hình 5. Sinh viên thực hành lập trình PLC
 
1/hinh-6-sinh-vien-thuc-hanh-trang-bi-dien_21012022111414352_jgwszrpz.p3n.png
Hình 6. Sinh viên Thực hành trang bị điện

3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

 

      Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận công việc tại các vị trí sau:

  • Kỹ sư tư vấn: Tư vấn thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị, dây truyền sản xuất.
  • Kỹ sư vận hành: Làm việc trong các tổ sản xuất, vận hành, phòng bảo dưỡng, bảo trì thiết bị điện, dây truyền sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
  • Làm việc tại các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử;
  • Làm việc trong các dây chuyền sản xuất tự động;
  • Các vị trí quản lý, điều hành đòi hỏi sự hiểu biết về lĩnh vực điện tử công nghiệp.
  • Làm việc trong các công ty điện tử về mảng thiết kế, thi công, kiểm tra các linh kiện, bo mạch điện tử.
  • Có thể tự mở cơ sở tư vấn thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, kinh doanh trong lĩnh vực linh kiện, thiết bị điện tử.

 

1/hinh-7-lap-rap-linh-kien-dien-tu-tai-cong-ty-letco_21012022111412633_iompclxr.3wr.jpg
Hình 7. Lắp ráp linh kiện điện tử tại công ty LETCO
 

4. Cơ hội học tập nâng cao trình độ:

  • Có năng lực học tập suốt đời, đảm bảo kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để học lên bậc Đại học thuộc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện tử công nghiệp.
  • Có thể thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực điện tử công nghiệp ở các cấp khác nhau.

 

1/hinh-8-bao-ve-do-an-tot-nghiep-dai-hoc_21012022111411243_utjlj3xn.3cc.jpg

Hình 8. Bảo vệ Đồ án tốt nghiệp Đại học

 

5. Danh sách các doanh nghiệp, tập đoàn đang liên kết:

Hiện nay, nhà trường đang kí kết với một số công ty, xí nghiệp lớn ở các khu công nghiệp thuộc Thành phố Hồ chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai như:

  • Công ty Bosch Việt Nam
  • Công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát.
  • Công ty Intel Việt Nam.
  • Công ty ColgatePalmolive Việt Nam
  • Công ty Unilever Việt Nam
  • Công ty Camso
  • Công ty Nissel Electric

 

1/hinh-9-sinh-vien-lam-viec-tai-cong-tu-bosch_21012022111409165_fbcxfgxc.kuu.jpg

Hình 9. Sinh viên làm việc tại công ty Bosch

 

 

Đăng ký xét tuyển
 
 
 

<