Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa: ngành học không lo thất nghiệp

Hiện nay, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội thay đổi và làm mới quy trình sản xuất truyền thống. Hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành sản xuất kinh tế.

Theo đó, cung ứng nguồn lao động chất lượng cho thị trường để làm chủ các dây chuyền hiện đại đáp ứng được yêu cầu sản xuất là thách thức lớn đối với nền giáo dục trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa (KTĐK&TĐH) có thể hiểu là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Nhiều năm qua, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (DAP) vẫn luôn là ngành “hot”. Sở dĩ đây là ngành học được nhiều sinh viên lựa chọn bởi người học có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các khu công nghệ cao, khu công nghiệp với vai trò kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật để vận hành dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, với nhiều ứng dụng trong đời sống, lao động ngành này có thể cung cấp các dịch vụ điện - điện tử, tự động hoá dân dụng… kiếm tiền ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành KTĐK&TĐH có thu nhập cao và không lo thất nghiệp. Sinh viên học ngành KTĐK&TĐH có thể chọn những nơi làm việc phù hợp ở các dây chuyền sản xuất hiện đại như sản xuất xi măng, giấy, dệt, xử lý nước thải... hoặc có thể vận hành, thiết kế hệ thống tự động hóa đèn giao thông, hệ thống điều khiển và tín hiệu giao thông... Còn trong lĩnh vực nông nghiệp thì có thể thiết kế hệ thống tự động hóa trong trồng rau sạch... KTĐK&TĐH đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác, đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp. Nhờ tính ứng dụng của lĩnh vực này, các thao tác của con người được thay thế hoàn toàn bằng máy móc, robot.

Tại DAP, sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kiến thức về điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động. Cùng với đó là các hệ thống điều khiển nhúng, lập trình cho các bộ điều khiển công nghiệp PLC, kỹ thuật vi điều khiển, hệ thống SCADA. Ngoài ra, người học còn được cung cấp kiến thức chuyên sâu cả phần cứng và phần mềm của trang thiết bị tự động hóa công nghiệp - đây là một trong những lợi thế khi ra trường làm việc đúng ngành.

1/z2568272775174-0fcab080df926e2c492c344889c00df9_22062021041145346_aqrjmfrl.vfk.jpg
1/z2568272773329-f9df00b0cce0df859539ed6dfd2c0298_22062021041141361_kjco5lbz.nnz.jpg
1/z2568272776811-e96a1e293464b8fb2c788c7543e5c4e4_22062021041117205_2x0a1asn.vmw.jpg
 
1/z2568272778719-f468786e2e4d53abd0ba174ed90c5ca9_22062021041120143_zp0du0pm.d02.jpg
1/z2568274485411-399665c0fd25afebb74e53600b636c8d-1_22062021041126236_25npheyu.pws.jpg

Trong khóa học ngành KTĐK&TĐH, sinh viên được học tập và thực hành trên các thiết bị điện tử, sơ đồ mạch điện, xưởng khoan cắt với đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại khác tại các phòng thí nghiệm theo thực tế công nghiệp. Ngoài ra, thông qua các dự án với doanh nghiệp, các dự án theo nhóm, người học có cơ hội trao đổi, gặp gỡ với những chuyên gia trong nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cùng với sự chỉ dẫn của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, khi ra trường sinh viên hoàn toàn có thể hòa nhập được vào môi trường lao động thực tế tại doanh nghiệp.

Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An chú trọng việc hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực trong đào tạo, để hỗ trợ sinh viên thực tập và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp.

- Thu Hà -

Đăng ký xét tuyển
 
 
 

<