Kiểm soát chất lượng đào tạo theo quá trình và tăng cường trải nghiệm cho người học: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại khoa Dược – Mỹ phẩm và Thực phẩm
Đặt vấn đề:
Mục tiêu đào tạo là tạo ra con người có khả năng làm việc tốt. Doanh nghiệp quan tâm lớn đến kết quả cuối cùng là ứng viên của mình có thể làm gì? Có đáp ứng được nhu cầu công việc? và ít quan tâm tới đã học môn nào trong nhà trường. Mặt khác, sinh viên thấy chán học, thấy không cần thiết phải học nếu thấy kiến thức mình học còn lâu lắm mới được áp dụng. Do vậy kiểm soát chất lượng theo quá trình và tăng cường trải nghiệm cho người học được khoa Dược – Mỹ phẩm và Thực phẩm áp dụng để giải quyết vấn đề này.
1. Kiểm soát chất lượng đào tạo theo giai đoạn
Theo chiến lược này, các chuyên gia của khoa sẽ cùng các doanh nghiệp lớn, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với giáo dục sẽ vạch ra các mốc làm việc cần đạt trong quá trình đào tạo tương ứng với công việc các sinh viên sẽ làm trong thị trường lao động. Tại các mốc này, các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cần đạt được xác định và phân bổ vào từng môn học trong quá trình đào tạo.
Các mốc chất lượng cần đạt cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm.
Các mốc chất lượng cần đạt cho sinh viên ngành dược.
Tại các mốc chất lượng này sinh viên sẽ có những đợt trải nhiệm lớn để áp dụng kiến thức mình học trong giai đoạn này. Ví dụ sinh viên ngành dược sau 1 năm sẽ có đợt thực tập nhà thuốc và phải trải nghiệm thật sực từ tiếp xúc khách hàng, tư vấn…. giống như một nhân viên mới tại nhà thuốc. Sau 1 năm tiếp theo, sinh viên sẽ được đào tạo và làm việc như một trình dược viên thật sự. Sau đó sinh viên sẽ được học và trải nghiệm làm công việc tại nhà thuốc bệnh viện.
Tương tự sinh viên thực phẩm sẽ được trải nghiệm như một nhân viên mới với công việc kinh doanh thực phẩm sau 3 học kỳ. Sau đó sinh viên được đào tạo để trở thành một kiểm nghiệm viên thực phẩm và được trải nghiệm công việc của một kiểm nghiệm viên thật sự. Và học kỳ cuối sinh viên sẽ phát triển kỹ năng và kiến thức để có thể biến một ý tưởng về sản phẩm về thực phẩm, trở thành một sản phẩm thực tế và đưa ra thị trường.
Việc trải nghiệm này giúp sinh viên cảm nhận thật sự được yêu cầu công việc, những gì mình đã học được và chưa học được từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình học tập. Tương tự vậy phụ huynh cũng biết các cột mốc con em mình sẽ đạt và phải đạt được sau quá trình đào tạo.
2. Trải nghiệm trong từng môn học
Mỗi bài học trong từng môn học đều bắt buộc phải có ví dụ minh họa lý thuyết vừa học vào các công việc liên quan tới ngành nghề và cuộc sống. Điều này sẽ giúp sinh viên có sự liên tưởng và gắn kết giữa lý thuyết vào các hiện tượng cụ thể trong cuộc sống, ngành nghề của mình.
Các môn thực hành được thiết kế lại trong đó đối tượng thực hành là các sản phẩm thật, dự án thật của giảng viên và công ty liên kết. Ví dụ, môn học marketing dược, sinh viên phải được trải nghiệm lên phương án marketing và thực thi cho một sản phẩm cụ thể. Môn học sale thực phẩm sinh viên phải báo cáo bằng con số bán hàng được trong phạm vi môn học. Tương tự vậy, các báo cáo về thực hành sẽ được thực hiện theo các chuẩn báo cáo của các tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới.
Ông Nguyễn Tấn Vỹ - Giám đốc nhân sự FPT Long Châu giảng dạy cho sinh viên ngành dược.
Để biết thêm thông tin tuyển sinh đừng ngần ngại liên hệ Khoa nhé:
Khoa Dược-Mỹ Phẩm và Thực Phẩm (FDCD)
Trường Cao Đẳng Công Nghệ Cao Đồng An
☎ Hotline 091 910 77 55 (Zalo)
✉ Email: fdcd.dongan@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/fdcd.dongan.edu.vn
Website: https://fdcd.dongan.edu.vn/
Tin liên quan
- LỄ BẾ GIẢNG VÀ TRAO BẲNG TỐT NGHIỆP 2024 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN
- SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN ĐẠT GIẢI NHẤT CUỘC THI VSVC Racingbots 2024
- Họp mặt kỷ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024)
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN HÂN HOAN CHÀO ĐÓN NĂM HỌC MỚI – NĂM HỌC 2024 - 2025
- KÝ KẾT HỢP TÁC MOU GIỮA DONG AN POLYTECHNIC VÀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ THÔNG MINH TCL (VIỆT NAM)
- Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2024