HP – Nhà sản xuất Máy tính cá nhân đầu tiên của thế giới
Từ một gara để xe, hai sinh viên Stanford đã gây dựng nên một đế chế HP đình đám. HP chính là cái tên đã góp phần sáng tạo nên Thung lũng Silicon (Silicon Valley) từ những ngày đầu và được xem là nhà sản xuất máy tính cá nhân tiên phong của thế giới. Tuy nhiên kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ chưa bao giờ là dễ dàng, khi cả một ông lớn như HP cũng phải trải qua rất nhiều thử thách. Vậy con đường phát triển của hãng HP như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu xem sao nhé!
Hình ảnh chân dung David Packard và Bill Hewlett - Hai nhà sáng lập vĩ đại của HP
Bill Hewlett (20/05/1913 – 12/01/2001) sinh ra tại Hoa Kỳ với tên khai sinh là William Redington Hewlett; sau đó gia đình Hewlett chuyển đến sinh sống tại San Francisco khi ông 3 tuổi. Sau này Hewlett thi vào Đại học Stanford chuyên ngành Kỹ thuật điện và nhận bằng cử nhân năm 1934, hai năm sau ông tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ của Viện công nghệ Massachusetts - Massachusetts Institute of Technology (MIT). Đến năm 1949, Hewlett lại có thêm một tấm bằng khác của Đại học Stanford.
David Packard (07/09/1912 – 26/03/1996) sinh ra tại Hoa Kỳ; khi học lên trung học Packard quyêt định chuyển lên sống tại San Francisco để theo đuổi ngành Kỹ thuật điện ở Đại học Stanford, chính tại nơi này Packard đã gặp Bill Hewlett, cả hai cùng học với Frederick Emmons Terma – một nhà tiên phong trong lĩnh vực radio, nhận thấy hai cậu học trò của mình có nhiều điểm tương đồng nên ông đã khuyến khích họ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh và thành lập một công ty điện tử.
Hình ảnh chân dung Frederick Emmons Terma - Người thầy giáo có tác động lớn đến thành công sau này của hai nhà sáng lập vĩ đại
2. Quá trình thành lập công ty.
Theo lời Hewlett kể lại rằng: “Khi chúng tôi nói chuyện với các trường dạy về kinh doanh, các giáo sư dạy môn quản trị đã dập tắt ý tưởng thành lập công ty của chúng tôi vì cho rằng chúng tôi chẳng có kế hoạch nào”. Và thật sự thì Hewlett và Packard chẳng có kế hoạch nào ngoài số tiền 538 đô la mỹ. Nhưng chỉ với số tiền này cả hai nghĩ rằng như thế đã đủ để khởi nghiệp, họ quyết định mở công ty ngay tại nhà để xe của Packard vào năm 1939. Tên công ty là Hewlett Packard, được viết tắt là HP, được hình thành từ họ của hai nhà sáng lập, tuy nhiên có một điểm thú vị rằng tên của Hewlett được đứng trước chỉ là do ông đã thắng trong trò chơi tung đồng xu may rủi mà thôi.
Hình ảnh nhà để xe của Packard - Nơi khởi nghiệp đầu tiên của hai nhà sáng lập tài năng và gan dạ
3. Hoạt động kinh doanh của HP.
Ban đầu hoạt động của HP không chỉ tập trung vào một ngành nghề nào cụ thể, tuy nhiên sau đó HP đã tập trung vào các sản phẩm đo lường và kiểm định điện tử chất lượng cao, chính thức gia nhập bản đồ công nghệ thế giới.
Hewlett và Packard đã cùng chế tạo ra một chiếc máy tạo dao động âm thanh và để gây ấn tượng ngay cho sản phẩm đầu tay của mình, hai ông quyết định đặt tên máy là HP 200A. Trong số những khách hàng đầu tiên mua chiếc máy này phải kể đến hãng phim nổi tiếng thời bấy giờ là Walt Disney.
Chỉ một năm sau thành lập, hai ông đã chuyển công ty ra khỏi nhà xe và dời về một tòa nhà ở Palo Alto thuộc bang California. Trong và sau Chiến tranh Thế giới thứ II, HP đã có những đóng góp không nhỏ bằng những sản phẩm điện tử của Công ty mình chế tạo ra, tiêu biểu có thể kể ra như: Công nghệ chống ra đa (radar) và các ngòi nổ đạn pháo tiên tiến (phục vụ trong chiến tranh), Bộ đếm tần số tốc độ cao (1951).
Hình ảnh David Packard và Bill Hewlett đang làm việc trong chính nhà máy sản xuất của mình
Sau đó để phát triển các sản phẩm mới, HP đã huy động tiền bằng cách phát hành cổ phiếu công khai vào năm 1957, sau đó học bắt đầu chiến dịch thâu tóm các công ty nhỏ khác và mở rộng hơn lĩnh vực kinh doanh. Mặc dù công ty chưa bao giờ phát triển hệ thống vũ khí, nhưng thiết bị của HP đã được phát triển và sử dụng thử nghiệm vào các sản phẩm quân sự, đặc biệt là khi các vũ khí phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ bán dẫn và điện tử. Chuyên môn quân sự của HP càng được nâng cao khi vào năm 1969, Tổng thống Mỹ đương nhiệm chức thời bấy giờ là Richard Nixon bổ nhiệm Packard làm phó bộ trưởng quốc phòng song song với vị trí Tổng giám đốc HP.Ở vị trí này ông giám sát các kế hoạch ban đầu để phát triển hai chương trình Máy bay chiến đấu phản lực thành công nhất của nước Mỹ là F16 và A10.
4. Bước chuyển hướng ngoạn ngục.
Trong 30 năm đầu tiên đi vào hoạt động, HP chủ yếu chế tạo các thiết bị kiểm tra và đo lường. Phải đến năm 1966, HP mới chính thức bước chân vào thị trường máy tính với hai mẫu máy minicomputer HP 1000 và 2100 dành cho đối tượng doanh nghiệp. HP được tạp chí Wired công nhận là Nhà sản xuất máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới khi ra mắt HP 9100A vào năm 1968. Nhưng trong thời điểm này chính bản thân HP cũng không gọi là máy tính cá nhân, Bill Hewlett đã từng phát biểu rằng: “Nếu chúng tôi gọi nó là máy tính – computer, các khách hàng sẽ phản đối vì nó không giống như IBM, và chúng tôi quyết định gọi nó là Canculator”. HP 9100A thực sự là một bước tiến lớn, các mạch logic được sản xuất mà không cần gắn vào bất cứ một vi mạch tích hợp nào, sản phẩm còn kèm theo một màn hình CRT, đầu đọc thẻ nhớ và được bán với giá khoảng 5000 đô la mỹ thời bấy giờ. Đối với nhiều người sản phẩm mang tính biểu tượng của HP chính là chiếc máy tính khoa học bỏ túi HP35 ra đời năm 1972, thiết bị này đã khiến những bàn tính khổng lồ có thể nằm gọn trong lòng bàn tay người dùng, hơn 100 ngàn chiếc HP35 đã được bán trong năm đầu tiên. Trong giai đoạn cuối những năm 1970, HP với những sản phẩm như HP3000, sê ri H2640, HP2640 đã vượt qua IBM để trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh số.
Vào những năm 1980, HP dần tạo tiếng vang trong thị trường PC với chiếc HP2640 do mẫu PC này không có cấu hình khung cộng với giá tương đối thấp khoảng 2500 đô la mỹ, kèm theo máy in và màn hình CRT nên kể từ đó việc kinh doanh của công ty dần đi lên khi HP giới thiệu thêm nhiều mẫu PC hướng đến đối tượng khách hàng chính là các hộ gia đình như chiếc Pavillian 5030 (1995).
Hình ảnh máy Pavillian 5030 (1995) - Chiếc máy tính đem lại sự tiếp cận khoa học máy tính một cách rộng rãi hơn cho người bình thường
Chỉ với hơn 500 đô la cộng thêm sự quyết tâm kiên trì đã giúp hai nhà sáng lập Hãng HP lập nên cả một đế chế. Vậy còn DAPers chúng mình thì sao nhỉ?
Ngọc Thu
Hình ảnh: Internet
Tin liên quan
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2024-2027
- HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN & TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2024 - 2025
- TUỔI TRẺ ĐỒNG AN THAM GIA NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HOÁ SINH VIÊN VIỆT NAM VÀ SINH VIÊN QUỐC TẾ LẦN THỨ I, NĂM HỌC 2023 - 2024
- LỄ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN MỚI CHO CÁC THANH NIÊN ƯU TÚ
- GIẢI THI ĐẤU THỂ DỤC, THỂ THAO CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/2024)
- CUỘC THI ẢNH “NÉT ĐẸP ĐOÀN VIÊN DAP”