Góc đọc: Hiệu ứng "Nelson Mandela" tại sao lại làm chúng ta rối trí?

Bạn đã từng gặp trường hợp này bao giờ chưa: Rõ ràng mình nhớ là vậy mà sao mọi người lại nói là không phải, bạn nhớ sai rồi; bản thân thì chắc chắn 100% về một việc trong quá khứ mà ai cũng biết nhưng rồi có một ngày chợt nhận ra rằng: nó chưa hề xảy ra. Cảm giác về một việc không có thật mình đã trải qua đây được gọi là Hiệu ứng tâm lý "Nelson Mandela" mà rất nhiều người trong chúng ta từng gặp nhưng không hề hay biết.

 

1/goc-doc-dap-mandela-11_12102020092341870_kcywjp34.ijy.png
Nelson Mandela - vị tổng thống Nam Phi liên quan đến...
 
 
1/goc-doc-dap-mandela-9_12102020092341636_kthowczy.by3.png
...Hiệu ứng Nelson Mandela dấy lên nhiều tranh cãi trong quá khứ 
 

Tại sao mọi người lại đặt tên hiện tượng này bằng tên vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi? Vào năm 2010, blogger Fiona Broome đã nhận ra có rất nhiều người tin rằng Mandela đã qua đời trong những năm 1980. Điều đó thật kì lạ vì tổng thống Mandela vẫn còn sống cho đến năm 2013.

 

1/goc-doc-dap-mandela-12_12102020092344105_cfuwi2n4.sen.png
Thuyết du hành xuyên thời gian...
 
1/goc-doc-dap-mandela-10_12102020092342167_w5ihrc02.bhg.png
...và Thuyết đa vũ trụ đều là giả thuyết giải thích cho Hiệu ứng Mandela
 

Theo khoa học giải thích thì Hiệu ứng Mandela (The Mandela Effect) là hiện tượng khi mà một số lượng lớn người có chung một ký ức sai về những hiện tượng trong quá khứ, được nhắc đến như là Chứng bịa chuyện (Confabulation Syndrome) trong tâm thần học. Một trong số những giải thích cho hiện tượng này là do sự va chạm của các thế giới song song dẫn đến việc trao đổi dữ liệu giữa các thế giới tạo ra những kí ức mà ta có.

 

1/goc-doc-dap-mandela-1_12102020092341074_wlk3g3rm.0v2.png

Bạn có nhớ Logo của Hãng xe Ford chính xác thì trông như thế nào không?...

 

1/goc-doc-dap-mandela-2_12102020092343027_1nzzbfty.x4q.png
...Thật ra phần dấu gạch ngang của chữ "F" đã được cách điệu lên mới là Logo đúng bạn nhé.
 

Một giải thích khoa học bởi các nhà tâm lý học đó là não bộ chúng ta khi thông tin quá tải, chúng sẽ “đơn giản hóa” cách ghi nhớ của chúng ta và làm kí ức bị sai lệch với thực tế. 

 

1/goc-doc-dap-mandela-3_12102020092342511_yrq2l4ef.dlq.png

Phô mai con bò cười - Một món ăn vô cùng quen thuộc với tuổi thơ của chúng ta...

 

1/goc-doc-dap-mandela-4_12102020092343589_qzgcpyw0.smf.png
...Thật ra phần mũi của chú bò không hề đeo khuyên như chúng ta thường lầm tưởng đâu đó.
 

Những giả thuyết thú vị hơn đó là “Thuyết đa vũ trụ” hoặc "Thuyết du hành xuyên thời gian. Cả hai giả thuyết này giờ đây đã rất trở nên phổ biến sau những bộ phim hành động và siêu anh hùng những năm gần đây. Với thuyết đa vũ trụ, nhiều người cho rằng những người có kí ức khác đơn giản là do họ… đến từ vũ trụ khác.

 

1/goc-doc-dap-mandela-7_12102020092341277_j0h3mmev.l5v.png

Thanh kẹo Kit Kat mà chúng ta hay ăn... 

 

1/goc-doc-dap-mandela-8_12102020092341449_kitw2fi3.ajh.png
 
 
 
 
...hoàn toàn không hề có dấu gạch ngang giữa hai chữ Kit Kat đâu.
 

Giả thuyết cho rằng có thể trong vũ trụ của họ, Nelson Mandela thực sự mất vào những năm 1980-1990, nhưng vào một thời điểm nào đó vũ trụ của họ được gộp lại với vũ trụ hiện tại của chúng ta và những kí ức của họ trở thành sai lệch với thực tế này. 

 

1/goc-doc-dap-mandela-5_12102020092341995_jaxtp2jy.tyf.png
Bạn có nhớ chi tiết phần đuôi của nhân vật Pikachu trong sê-ri phim hoạt hình Pokemon không? Nó có màu đen không nhỉ?...
 
1/goc-doc-dap-mandela-6_12102020092341511_0mdyzhgz.x0j.png
... Thật ra thì nó hoàn toàn không bị tô đen đâu nè.
 

Bạn có kí ức gì mà bạn bất ngờ khi biết rằng nó khác với thực tế không? Hãy hỏi thử những người xung quanh xem họ có ghi nhớ điều đó giống bạn không vì bạn có thể là một trong những người trải nghiệm hiệu ứng Mandela rồi đấy.

Ngọc Thu

Nguồn tham khảo: Internet

Đăng ký xét tuyển