Định hướng nghề nghiệp: Làm “thầy” kém hay thành “thợ” giỏi ?

Hiện nay, trong điều kiện nguồn nhân lực có bằng cấp cao, nhưng chưa chắc tất cả đều đáp ứng được yêu cầu về năng lực thì tấm bằng đại học không còn là vé thông hành cho các cử nhân, kỹ sư gia nhập vào thị trường lao động.

Một trong những lý do của việc tốt nghiệp đại học vẫn thất nghiệp chính là trào lưu chạy theo bằng cấp mà bỏ qua nhu cầu thực tế của xã hội, hay không chú trọng công tác định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.

“Học nghề thua kém so với học đại học” đã là một quan niệm rất lỗi thời. Thực tế, có những người bước ra từ các cơ sở đào tạo nghề nhưng vẫn có lợi thế cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm và đạt được những thành tựu to lớn. Bởi họ đã lựa chọn được con đường đúng đắn, phù hợp với năng lực của bản thân và phù hợp với thị trường lao động.

Trong bối cảnh rất dễ dàng để nhận được một cơ hội bước vào cánh cửa đại học như hiện nay, tại sao chúng ta lại nên lựa chọn học nghề?

Những lợi thế khi lựa chọn học nghề

Thứ nhất, chính sách hấp dẫn khi có nhiều diện miễn học phí và chính sách hỗ trợ cho người học.

Thứ hai là thời gian học ngắn hơn đại học. Chương trình đào tạo là thực hành chiếm trên 70% tùy trình độ đào tạo. Mặt khác, quá trình đào tạo gắn với doanh nghiệp nên việc thực hành, thực tập của người học sẽ được tiến hành tại doanh nghiệp.

Thứ ba giáo dục nghề nghiệp có khoảng 825 nghề trình độ trung cấp, 559 nghề trình độ cao đẳng ở 90 nhóm ngành nghề đào tạo, bao phủ mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, chưa kể đến hàng nghìn các nghề trình độ sơ cấp và chương trình đào tạo ngắn hạn khác.

Ngoài lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật; kiến trúc và xây dựng; sản xuất và chế biến; công nghệ thực phẩm,… còn nhiều lĩnh vực khác về văn hóa nghệ thuật; ngôn ngữ (tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn…); quản trị kinh doanh, tài chính; sức khỏe (y tế); dịch vụ xã hội; du lịch khách sạn;…cho học sinh sau THCS, THPT lựa chọn.

Thứ tư, cơ hội việc làm dễ dàng, thu nhập cao.

Nhu cầu nhân lực có tay nghề cao

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vì vậy gần như tất cả các ngành nghề đều có nhu cầu về nhân lực qua đào tạo, đặc biệt là nhân lực có tay nghề cao. Nhiều nhóm ngành, nghề có nhu cầu sử dụng lao động lớn như: cơ khí, điện dân dụng, máy lạnh và điều hòa không khí, xây dựng, công nghệ thông tin và máy tính, điện tử, ô tô, du lịch, quản trị khách sạn, nhà hàng, logistics, kinh tế, công nghệ thực phẩm...

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (Số 26, Quý 2/2020) của Bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật (trung cấp là 34,6%, cao đẳng là 22,4% và đại học trở lên là 11,5%) để làm việc dài hạn. Cũng trong báo cáo này, kết quả tổng hợp từ hồ sơ đăng kí thất nghiệp, người thất nghiệp có chuyên môn kỹ thuật chủ yếu là người có trình độ đại học trở lên (Nguồn molisa.gov.vn).

 
1/dctn_23052021082331629_oiio4jxm.roy.jpg
1/hinh-3-1_25052021094014814_g2zr1azy.1te.png
Trường Cao đẳng Công nghệ Cao chú trọng đào tạo sinh viên giỏi tay nghề, giỏi kỹ năng
 

Đã đến lúc các bậc phụ huynh và các bạn học sinh cần thay đổi quan điểm của mình về chọn trường, chọn nghề. Học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông cần xác định được hướng đi đúng đắn. Hãy chọn cho mình một nghề phù hợp với khả năng, thay vì đặt để tương lai của mình vào con đường đào tạo nặng lý thuyết, thiếu tính ứng dụng thực tiễn. Chính những kỹ năng, thái độ làm việc sẽ giúp chúng ta dễ dàng có được cái gật đầu của các nhà tuyển dụng. Hãy sáng suốt trong việc lựa chọn trở thành một người “thầy” kém hay một người “thợ” giỏi cho tương lai của mình.

  • - Thu Hà -
Đăng ký xét tuyển