“Cung không đủ cầu” – Tương lai mở cho sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng

Xây dựng là một nghề có truyền thống lâu đời với nhu cầu cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng nhà ở là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay,tại Việt Nam nhu cầu nguồn nhân lực của ngành xây dựng sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội. Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản của thành phố, ngành Xây dựng - Kiến trúc - Môi trường cũng phát triển, tuy nhiên ngành Xây dựng hiện đang tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trình độ kỹ thuật và sơ cấp nghề.

 

1/3_20072021051824668_e2z1jgsz.dzi.jpg

 

1.Ngành Kỹ thuật Xây dựng là gì?

Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến kế hoạch, thi công và quản lý các công trình xây dựng như đường cao tốc, cầu, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, tòa nhà hay cao ốc, đập, hồ chứa nước, công trình trên biển... Các dự án xây dựng đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và những nguyên tắc quản lý, thủ tục kinh doanh, kinh tế học, luật pháp và những mối quan hệ giữa các bên trong dự án.

1/4_20072021051823574_pf5xglwj.5k1.jpg

 

Kỹ sư xây dựng tham gia vào giai đoạn khảo sát mặt bằng, vị trí, địa chất công trình...; tham gia vào giai đoạn thiết kế sơ bộ, thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo và kiểm soát chất lượng công trình; đảm nhiệm vai trò tư vấn, giám sát ví như kiểm tra vật liệu, chất lượng bê tông, lập và theo dõi tiến độ dự án. Ngoài ra người kỹ sư xây dựng với vai trò là kỹ sư định giá còn đảm nhiệm công tác đo bóc khối lượng dự toán, lập và thẩm định giá công trình nhằm đưa ra những số liệu về chi phí cho toàn bộ dự án.

 

2. Ngành Kỹ thuật Xây dựng học những gì?

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp: trong quá trình đào tạo cho sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên môn cần thiết, thi công, tổ chức quản lý các loại công trình xây dựng; có khả năng xem xét các kiến trúc, dự toán, trắc địa, sử lý đất, nền móng, kết cấu, cấp thoát nước, tổ chức thi công…; có năng lực tổ chức thi công các công trình dân dụng và công nghiệp (kết cấu thượng tầng và nền móng).

Sinh viên sẽ được đào tạo về vẽ kỹ thuật cơ bản, vẽ kỹ thuật xây dựng, cơ học, cơ lưu chất, thí nghiệm cơ lưu chất, trắc địa đại cương, vật liệu xây dựng, sức bền vật liệu, cơ kết cấu, địa chất công trình, cơ học đất, cấp thoát nước, kết cấu bê tông, nền móng, kết cấu thép, quản lý dự án xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, công trình trên đất yếu….

 

1/11111_20072021051824090_5x0kkozu.r4e.jpg

- Xây dựng cầu đường: chương trình đào tạo ngành này trang bị cho người học kỹ năng tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng khảo sát, thiết kế các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng tổ chức thi công, chỉ đạo thi công các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng quản lý điều hành và quản lý khai thác các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông.

Sinh viên được học các môn sức bền vật liệu, cơ học đất, cơ học kết cấu, vật liệu xây dựng, kết cấu bêtông, kết cấu thép, gỗ…và các môn chuyên ngành: kiến trúc nhà dân dụng, kết cấu cầu, kỹ thuật thiết kế đường, nền móng công trình, kỹ thuật thi công, cấp và thoát nước…

 

3. Học ngành Kỹ thuật Xây dựng ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng, sinh viên có đủ trình độ và chuyên môn để làm việc tại các công ty, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp.

- Đảm nhận công tác chuyên môn và quản lí tại các Sở xây dựng, Ban quản lí dự án các tỉnh, các phòng quản lí đô thị, hạ tầng.

- Thiết kế, thi công, giám sát, quản lí các dự án về công trình xây dựng về dân dụng – công nghiệp – giao thông – thủy lợi.

- Tham gia các chương trình và môi trường làm việc quốc tế; giảng dạy và nghiên cứu khoa học hoặc học lên cao học.

Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại DAP sinh viên còn được chú trọng đào tạo thêm 1 ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nhật…) và tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên có thể tìm và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết, cập nhật các kiến thức mới nhất.

 - Ngọc Thu - 

Đăng ký xét tuyển
 
 
 

<