Cơ điện tử - ngành mũi nhọn phát triển khoa học công nghệ

Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang tới yêu cầu thay đổi ở trong cả nền kinh tế nói chung, cũng như trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Cơ điện tử được coi là lĩnh vực quan trọng làm “bàn đạp” để đưa đất nước bắt kịp nhịp phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp này với khả năng đẩy mạnh hiệu quả kinh tế bằng những sản phẩm có tính thông minh và giá trị gia tăng cao.

Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành trọng yếu và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành Cơ điện tử là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới với những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của Cơ điện tử.

Chương trình đào tạo Cơ điện tử là sự tích hợp liên ngành bao gồm: Công nghệ cơ khí (Đọc bản vẽ, gia công chi tiết trên máy tiện – phay CNC); Điện - Điện tử (Đọc bản vẽ, gia công lắp ráp mạch điện - điện tử); Kỹ thuật máy tính (Cài đặt và sử dụng được phần mềm tin học trên máy tính như Autocad, Solidworks, Mastercam, PLC Mitsubishi GX Developer, Step 7 MicroWin...); Tự động hóa quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Chương trình kỹ sư thực hành Cơ điện tử tại Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (DAP) diễn ra trong vòng 2,5 – 4 năm tùy vào loại hình đào tạo. Sinh viên DAP sau khi tốt nghiệp ngành Cơ điện tử đã tích lũy được kiến thức, kỹ năng về thiết kế, sáng tạo các sản phẩm như máy móc, thiết bị, hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động.

1/image_28062021100032318_uppxfa1c.bbi.png
1/image-1_28062021095914099_fvsrg5qa.k5o.png

Thế mạnh của chương trình này đó là mang đến cho sinh viên kiến thức và trải nghiệm thực tế thông qua nhiều hoạt động xuyên suốt quá trình học nhờ mối liên kết chặt chẽ của nhà trường với các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp. Trọng tâm của chương trình là thực hành, với tỉ lệ thời gian thực hành so với lý thuyết là 70/30. Từ đó, đảm bảo chất lượng đầu ra của nhân sự, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường lao động, giúp học viên tăng cường cơ hội nâng cao tay nghề, đảm bảo năng lực làm việc sẵn sàng sau khi tốt nghiệp. Sự gắn kết, đồng hành của nhà trường với doanh nghiệp còn góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực của đội ngũ giảng viên.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Cơ điện tử có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm như: Máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; Có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có. Cụ thể, tốt nghiệp Cơ điện tử, bạn có thể đảm nhận các vị trí làm việc:

- Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động;

- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử;

- Thăng tiến lên vị trí quản lý, trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện - điện tử.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, nhu cầu nhân lực của ngành Cơ điện tử trở thành “cơn khát” trong vòng vài năm tới đây khi công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nước ta đang liên tục đẩy mạnh giao lưu hợp tác với bạn bè quốc tế, nhiều doanh nghiệp trong nước cùng các công ty liên doanh nước ngoài đang có cơ hội tiếp nhận chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất. Vì vậy, cơ hội việc làm đối với đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn luôn rộng mở.

Năm 2021, Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An tuyển sinh ngành Cơ điện tử với các phương thức sau: Xét tuyển học bạ, Xét tuyển theo kết quả kì thi tốt nghiệp THCS (đối với hệ 9+4) và kì thi tốt nghiệp THPT (đối với hệ Cao đẳng 2,5 năm).

-Thu Hà -

Đăng ký xét tuyển