Chọn học nghề, 19 tuổi đã có việc làm ổn định?

Việc chọn lựa hướng phát triển tương lai của học sinh tốt nghiệp THCS hiện nay rất thuận lợi, con đường lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhu cầu thị trường rộng lớn. Hầu hết các học sinh sau khi tốt nghiệp THCS sẽ lựa chọn học lên bậc THPT. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng 70% số học sinh đủ sức để vào trường công, còn lại phải chọn trường tư thục, trường quốc tế có học phí cao.

Từ năm 2015 – 2016, Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã cho phép các trường nghề triển khai thí điểm mô hình đào tạo 9+ dành cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS.

Sau khi học 3,5 năm - 4 năm (tùy ngành nghề), người học có cả bằng THPT lẫn bằng trung cấp nghề mà mình đăng ký học, từ đó dễ dàng học liên thông lên hệ cao đẳng, đại học tại các trường liên kết. Bên canh đó, tham gia học nghề tại hệ thống đào tạo nghề nghiệp, người học được sự hỗ trợ rất lớn từ chính sách phân luồng học sinh, phát triển đào tạo nghề của nhà nước nên chi phí học tập rất thấp. Mặt khác, chương trình đào tạo có số tiết thực hành chiếm đến 70%, thường xuyên cọ xát, tiếp cận quy trình làm việc lại doanh nghiệp, vì vậy, cơ hội có việc làm ngay khi ra trường rất cao, thu nhập cũng không thấp, 18 - 19 tuổi các em đã có nghề nghiệp ổn định.

1/mo-hinh-lien-thong-dai-hoc_16062021021609582_hjiyms54.kl4.jpgMô hình liên thông của Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Đồng An

Từ năm 2019, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (DAP) đã triển khai mô hình đào tạo 9+ với cơ cấu ngành nghề đa dạng thuộc các khối ngành: Khối ngành kỹ thuật (công nghệ cơ khí, công nghệ ô tô, điện - điện tử, tự động hóa, công nghệ thông tin,…), khối ngành kinh tế - dịch vụ xã hội (kế toán; tài chính ngân hàng; quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng - khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn,…), Khối ngành sức khỏe - làm đẹp (dược, điều dưỡng, tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp, thiết kế thời trang…) và các chuyên ngành ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc).

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và doanh nghiệp, chương trình đào tạo của DAP chú trọng chú trọng thực tiễn và giàu trải nghiệm. Vì vậy, việc liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác đào tạo đóng vai trò quan trọng.  Người học có cơ hội được thực tập, thực hành, học hỏi kỹ năng sát với thực tế hơn.

Trong thị trường lao động 4.0 hiện nay, công nghệ kỹ thuật thay đổi liên tục nên kết nối doanh nghiệp giúp các em có thể tiếp cận với những kỹ thuật, thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất mà chỉ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mới có. Theo đó, người học sẽ cập nhật và học hỏi được những kỹ năng nghề để không lạc hậu với công nghệ hiện tại, dễ đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

Ngoài việc đảm bảo hỗ trợ việc làm cho 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp, DAP còn giới thiệu việc làm thêm cho các em ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt với mức thu nhập phù hợp tại các doanh nghiệp, công ty đối tác.

Theo TS. Tạ Xuân Tề - Hiệu trưởng nhà trường: “Thị trường lao động và doanh nghiệp hướng đến nguồn lao động có tay nghề, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế, vì vậy khi được đào tạo nghề tại DAP cùng với sự đồng hành của rất nhiều doanh nghiệp đối tác, sinh viên ra trường không sợ không có việc làm. Tuy nhiên, việc nắm bắt cơ hội hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người học. Điều quan trọng nhất là các em phải lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân, không ngại vận động, học hỏi và kiên trì theo đuổi thì nhất định sẽ dẫn đến thành công”.

Hiện nay, nhu cầu lao động có nghề của xã hội là rất lớn. Học sinh lựa chọn học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS thì khi ra trường lúc 18 - 19 tuổi hoàn toàn có thể có công việc ổn định, nghề nghiệp chuyên môn.

- Thu Hà -

Đăng ký xét tuyển