Ngành Cơ điện tử

 

I.Khái niệm ngành:

Cơ điện tử (hay kỹ thuật  khí và Điện tử học) là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí,kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Hay nói cách khác, Cơ điện tử là ngành công nghệ tổng hợp nhiều ngành công nghệ khác nhau để tạo nên một sản phẩm mới, công nghệ mới.

 

1/khoa-nganh-dap-31_18112019033842190_gfmuwgbf.zb4.png

 

II.Tiềm năng ngành hiện nay và tương lai:

Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đang đòi hỏi Việt Nam - một quốc gia thuần nông phải thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí, điện, điện tử nói chung và Cơ điện tử nói riêng. Ngành Cơ điện tử đang xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm của đời sống xã hội. Nhu cầu sử dụng nguồn lao động có tay nghề chuyên môn cao thuộc lĩnh vực Cơ điện tử ngày càng cao và tình trạng nhiều công ty trong và ngoài nước đang thiếu nguồn nhân lực trần trọng.

Dự báo nhu cầu việc làm bình quân hàng năm của ngành cơ điện tử đến năm 2020 là khoảng 8.100. Bên cạnh đó, người học có cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển như: Nhật bản, Hàn Quốc... Như vậy có thể thấy, cơ hội việc làm của ngành này rất cao. Các bạn thí sinh muốn kịp thời bắt nhịp với “Tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Cơ điện tử nhé!

 

III.Tố chất người học phù hợp với ngành:

+ Có sức khỏe tốt; có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó,... 

+ Thích nghiên cứu, làm việc trực tiếp trên máy móc; 

+ Đam mê về hệ thống tự động, máy móc và công nghệ mới.

 

1/khoa-nganh-dap-30_18112019033840424_q45ywsti.usi.png

 

IV.Kiến thức, kỹ năng thu được sau đào tạo:

Kiến thức:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và các phần mềm thuộc lĩnh vực cơ điện tử (cơ học, điện, điện tử và tự động hóa) nhằm đáp ứng được yêu cầu của kỹ sư cơ điện tử.

Kỹ năng:

+ Thiết kế hệ thống điều khiển, máy và dây chuyền thiết bị sản xuất;

+ Lập trình điều khiển tự động quá trình sản xuất công nghiệp;

+ Lập trình điều khiển gia công sản phẩm trên các máy CNC;

+ Tổ chức quản lý, điều hành các thiết bị và dây chuyền tự động hóa sản xuất trong công nghiệp;

+ Thiết kế chế tạo các sản phẩm cơ khí.

 

Kiến thức, kỹ năng phụ trợ:

+ Kiến thức về Công nghệ thông tin; Ngoại ngữ. 

+ Kiến thức về điện tử; 

+ Kiến thức về các phần mềm kỹ thuật như: Autocad 2D, Autocad 3D, Solid Works, Inventer,...; 

+ Kỹ năng làm việc nhóm; làm việc độc lập, kỹ năng trao đổi thông tin và lập kế hoạch làm việc, kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề,...  

 

V.Công việc sau khi ra trường:

+ Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực cơ điệntử và tự động hóa (các Bộ, các Sở, các Phòng)

+ Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về lĩnh vực cơ điện tử và tự động hóa;

+ Các ban quản lý dự án đầu tư về lĩnh vực cơ điện tử và tự động hóa; các công ty tư vấn thiết kế cơ điện tử và tự động hóa; các nhà máy chế tạo, lắp ráp ôtô – xe máy; các nhà máy chế tạo cơ khí; các công ty lắp máy; các công ty cơ điện tử và tự động hóa;

+ Các nhà máy sản xuất công nghiệp

+ Có thể làm việc trong khu vực cộng đồng kinh tế Asean và thế giới.

 

1/khoa-nganh-dap-32_18112019033840768_jz21snay.jwq.png

 

VI.Các Doanh Nghiệp trong ngành mà Khoa đang liên kết:

- Công ty Hasan Dermapharm (Cộng Hòa Liên bang Đức), Công ty Baosteel Manking VietNam, Công ty Chánh Dương, Công ty SAGOFA Sài Gòn, Công ty Crown, Công ty Intel VietNam, Công ty TNHH Bosch Việt Nam, Công ty Camso Việt Nam,.... 

- Sinh viên tốt nghiệp ra trường được các Công ty trên tuyển dụng với mức lương thỏa đáng phù hợp với năng lực làm việc của từng Sinh viên. 

 

1/51_11052019110200883_myxvgrbt.xkg.jpg

Sinh viên thực hành, thiết kế sản phẩm Cơ điện tử

 

 

VĂN PHÒNG HỖ  TRỢ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Phòng Tuyển sinh Truyền thông

Hotline: 1900 571 546 – 0983 709 339 – 0937 411 142

Địa chỉ: Số 90, đường 30/4, P. Bình Thắng, Tx Dĩ An, Bình Dương

Website: http://dongan.edu.vn – Facebook: http://fb.com/congnghecaodongan

Đăng ký xét tuyển