Kỹ sư thực hành Công nghệ kỹ thuật môi trường

 

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì?

Hiện nay, bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của riêng ai mà là mối quan tâm của cả chính phủ lẫn cộng đồng. Nhiệm vụ chung là giữ gìn sự trong sạch, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Công nghệ kỹ thuật môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học và sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại, rác thải phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ môi trường bao gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó. Ngành môi trường có rất nhiều chức năng khác nhau như tạo không gian sống cho con người và sinh vật, xử lý ô nhiễm, tái chế chất thải, dự báo tác động môi trường...

1/cnthucpham3_20052019052815796_o3d5gxeu.fnq.png

 

2. Công việc của người làm ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, bạn có thể làm các công việc sau:

- Vận hành các quá trình công nghệ trong hệ thống xử lý chất thải;

- Kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm;

- Phân tích các chỉ tiêu môi trường;

- Tư vấn, thực hiện các quy trình quản lý môi trường;

- Quản lý dự án môi trường;

- Kinh doanh, buôn bán thiết bị, máy móc và hóa chất phục vụ ngành môi trường;

- Đánh giá tác động môi trường;

- Dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường;

- Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn;

- Nghiên cứu, cải tiến và phát triển các công nghệ, kỹ thuật môi trường mới.

 

3. Tiềm năng của ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Như đã đề cập, vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên hiện tại không phải trách nhiệm của riêng ai, đây là khía cạnh có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, nguồn nhân lực liên quan đến ngành học này luôn có cơ hội phát triển trong tương lai.

 

1/61_11052019111739119_i12st5na.4at.jpg

 

Ngoài ra, vấn đề môi trường là một vấn đề liên quan đến trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp và tổ chức, là một yếu tố ngày càng ảnh hưởng đến bộ mặt của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực này luôn được chào đón tại các doanh nghiệp và tổ chức trong nước, có thể xem là tỉ lệ thuận với tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của vấn đề môi trường.

 

4. Cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật có thể làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sau:

- Cơ quan quản lý môi trường (cảnh sát môi trường, Sở/Phòng/Bộ Tài nguyên Môi trường hoặc Khoa học Công nghệ);

- Cty cấp thoát nước;

- Cty xây dựng, tư vấn xây dựng;

- Cty xử lý, tái chế chất thải;

- Cty tư vấn, dịch vụ về môi trường;

- Cty sản xuất, phân phối thiết bị, hóa chất phục vụ ngành môi trường;

- Cơ quan kiểm định môi trường;

- Cty nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy móc, thiết bị và dây chuyền phục vụ ngành môi trường;

- Cty thiết kế, thi công cảnh quan;

- Bộ phận quản lý môi trường và xử lý chất thải tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp;

- Các cơ quan nghiên cứu về môi trường;

- Cơ sở đào tạo liên quan đến Công nghệ kỹ thuật môi trường;

- Tổ chức trong nước và quốc tế về môi trường.

 

5. Kiến thức và kỹ năng chuyên môn đạt được sau khi học 

Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ quan khi tuyển dụng sinh viên ra trường vào làm việc thì trong quá trình học ở trường sinh viên cần học một số nội dung kiến thức và kỹ năng cốt lõi sau:  

- Công nghệ xử lý nước thải;

- Công nghệ xử lý khí thải;

- Công nghệ xử lý chất thải rắn;

- Kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm;

- Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý chất thải;

- Vận hành các quá trình công nghệ trong nhà máy xử lý chất thải;

- Phương pháp đánh giá tác động môi trường;

- Phân tích các chỉ tiêu môi trường;

- Quản lý dự án;

- Công cụ quản lý môi trường.

 

6. Một số kiến thức, kỹ năng liên quan để bổ trợ công việc và phát triển nghề nghiệp

- Kiến thức, kỹ năng về ngoại ngữ, công nghệ thông tin và phần mềm chuyên ngành;

- Kỹ năng quản lý; kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập; kỹ năng trao đổi thông tin và lập kế hoạch làm việc; kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề;...

- Can đảm, chấp nhận thử thách.

 

7. Những điều kiện và tố chất cần thiết ở người theo học

- Yêu thiên nhiên môi trường xung quanh;

- Cẩn thận, kiên nhẫn;

- Tôn trọng lợi ích cộng đồng;

- Có nền tảng về các môn cơ sở của ngành như Hóa học, Vật lý, Sinh học và Toán học;

- Đủ sức khỏe để đi lại, công tác xa có khi dài ngày;

- Biết hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực khác như sinh học, hoá học, địa chất học...

 

8. Cơ hội phát triển nghề nghiệp và học tập nâng cao trình độ   

Sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng được liên thông lên Đại học theo Quyết định “Quy định về liên thông lên giữa trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng với trình độ Đại học” số 18/2017/QĐ-TTg ngày 31/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

VĂN PHÒNG HỖ  TRỢ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Phòng Tuyển sinh Truyền thông

Hotline: 1900 571 546 – 0983 709 339 – 0937 411 142

Địa chỉ: Số 90, đường 30/4, P. Bình Thắng, Tx Dĩ An, Bình Dương

Website: http://dongan.edu.vn – Facebook: http://fb.com/congnghecaodongan

Đăng ký xét tuyển