Khi CÔNG NGHỆ chứa đựng THIỆN CHÍ

Với sự phát triển của không ngừng của Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ, con người đã phát minh ra vô số những thiết bị máy móc phục vụ cho nhu cầu riêng của mỗi cá nhân. Việc vận dụng công nghệ vào đời sống thực tế nói chung và trong lĩnh vực thiết bị y học nói riêng không còn quá mới mẻ, cụ thể ví dụ như đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường con người đã thiết kế được thiết bị kính áp tròng thông minh được tích hợp với cảm biến glucose, với thiết bị này, chúng ta có thể theo dõi mức glucose trong nước mắt thay vì theo dõi đường huyết; Hay công nghệ Nhận dạng ký tự quang học (Optical Character Recognition, viết tắt là OCR) dùng để chuyển các tài liệu dạng hình ảnh chữ viết tay hoặc chữ đánh máy thành các văn bản tài liệu có thể lưu trữ trên các thiết bị máy tính, điện thoại... OCR thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ máy scan. Ngày nay sau khi scan tài liệu thông qua một số phần mềm đặc biệt khác, người ta có thể chuyển đổi tài liệu dạng văn bản sang dạng âm thanh. Nói chung OCR là phát minh giúp hỗ trợ người khiếm thị “Nhìn thấy” thế giới.

 

1/pv-gv-vu-duc-toan-1_15012020105105891_qx2xcrav.jnn.png

Thầy Vũ Đức Toàn – giảng viên khoa Công nghệ Điện trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An 

 

Cùng chung chí hướng đó mà Thầy Vũ Đức Toàn – giảng viên khoa Công nghệ Điện trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An đã chế tạo ra 3 mô hình: Cân điện tử phát âm cho người khiếm thị, Máy tính phát âm dùng cho người khiếm thị và Gậy thông minh hỗ trợ người cao tuổi. Thầy còn cho biết thêm ý tưởng thiết kế ra đời của các sản phẩm này là từ chính những quan sát xung quanh cùng thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm và phân tích thông tin cần thiết, sau thời gian tổng hợp và có thử nghiệm thực tế đã cho ra đời những sản phẩm này.

 

1/pv-gv-vu-duc-toan-4_15012020105106453_oytwah1g.dl1.png

3 mô hình: Cân điện tử phát âm cho người khiếm thị, Máy tính phát âm dùng cho người khiếm thị và Gậy thông minh hỗ trợ người cao tuổi

 

Q1: Xin thầy có thể giới thiệu sơ qua đôi chút về bản thân và về đề tài cũng như sản phẩm dự thi lần này của mình được không?

Tôi là Vũ Đức Toàn – giảng viên của Khoa Điện trường Cao đẳng công nghệ cao Đồng An, tôi đã giảng dạy ở đây được hai năm rồi.

Vừa rồi tôi có tham gia thi kì thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật Khối giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương tổ chức. Đến với cuộc thi tôi có hai đề tài: Đề tài thứ nhất là Bộ sản phẩm cho người khiếm thị và Đề tài thứ hai là Gậy thông minh hỗ trợ người cao tuổi.

Về sản phẩm dành cho người khiếm thị thì do trong quá trình lao động sản xuất hoặc do bẩm sinh ngay từ khi mới sinh ra họ đã mất khả năng nhìn hoặc nhìn kém. Tuy vậy họ vẫn là một phần của xã hội, họ vẫn có nhu cầu giao tiếp và tham gia vào những hoạt động sản xuất thì trong thời buổi khoa học công nghệ như thế này thì chúng ta cần có những sản phẩm để hỗ trợ những người khiếm thị, từ đó tôi đã nảy ra ý tưởng cho hai sản phẩm Cân phát âm cho người khiếm thị, lúc cân vật nặng bấm thì sẽ phát âm khối lượng (của đồ vật) ra cho họ biết là bao nhiêu, và thứ hai là thiết bị phục vụ cho việc tính toán chính là Máy tính bỏ túi phát âm, thiết bị sẽ đọc kết quả của quá trình tính toán. Hai sản phẩm rất là thiết thực dành cho người khiếm thị. Còn đối với sản phẩm gậy dành cho người cao tuổi, thì như chúng ta biết rằng người cao tuổi hoặc bị tai biến, đôi khi trong lúc di chuyển họ sẽ bị vấp ngã, nhờ gậy họ sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh, kể cả trong trường hợp không có người thì gậy cũng sẽ tự động gọi điện cho người thân trực tiếp chạy tới để giúp đỡ.

 

1/pv-gv-vu-duc-toan-5_15012020105943876_al5xs0wu.qsj.png

Máy tính phát âm dùng cho người khiếm thị

 

Q2: Thầy có thể mô tả cách hoạt động của sản phẩm không?

Xin giới thiệu với các bạn đây là Cân điện tử phát âm dành cho người khiếm thị, trên sản phẩm có hai phím, một phím để hiệu chỉnh đĩa cân và một phím để đọc kết quả.

Sản phẩm thứ hai là Máy tính điện tử phát âm dành cho người khiếm thị, khi chúng ta thao tác bấm phím ở trên bàn phím, thiết bị sẽ phát âm phím mình vừa bấm.

Sản phẩm thứ ba là Gậy dành cho người cao tuổi, gậy dùng để chống nhưng khi mà gậy đổ xuống thì nó sẽ báo cho người xung quanh biết để kịp thời giúp đỡ, (sản phẩm) có nhạc khởi động của nó. Khi chống gậy mà để gậy đổ xuống sẽ có tiếng (ting ting) báo, khi chúng ta dựa lên kịp thời thì sẽ không sao hết, nhưng trong trường hợp người ta chống gậy mà gậy bị ngã nằm xuống sẽ có tiếng thông báo để người xung quanh có thể giúp đỡ họ, trong trường hợp lâu hơn thì module sim sẽ gọi vào số điện thoại đã cài đặt trước, như vậy chúng ta sẽ đến đúng lúc để giúp đỡ người thân của mình.

 

1/pv-gv-vu-duc-toan-6_15012020105944142_uvu4baon.yf5.png

Cân điện tử phát âm cho người khiếm thị

 

Q3: Trong quá trình thực hiện đề tài thầy có gặp khó khăn gì không?

Trong quá trình thực hiện đề tài này thì tôi cũng gặp phải một số khó khăn nhỏ như đối với cây gậy thì làm sao để biết khi cây gậy đổ xuống khi người sử dụng bị ngã thì làm sao để biết và thực hiện các thao tác tiếp theo, tôi đã phân vân giữa việc sử dụng cảm biến gia tốc và công tắc thủy ngân, cuối cùng tôi đã chọn phương án công tắc thủy ngân sẽ đơn giản hơn tuy nhiên nếu sử dụng phương án cảm biến gia tốc sẽ nâng cao hơn nên trong những sản phẩm tiếp theo thì tôi sẽ đưa nó vào.

Còn đối với sản phẩm dành cho người khiếm thị thì phần khó là tách được kết quả ra để phát âm từng file rồi ghép thành từng chuỗi nghe sao cho liền mạch.

 

1/pv-gv-vu-duc-toan-3_15012020105106859_iloesmhx.zs0.png

Giấy khen tặng cho Bộ thiết bị thông minh hỗ trợ Người khiếm thị của nhóm giảng viên Khoa Công nghệ điện trường DAP

 

Q4: Vượt qua nhiều đề tài khác với số tiền thực hiện vô cùng nhỏ, chỉ khoảng 600.000 đồng cho mỗi sản phẩm và đạt giải thưởng, thầy có gửi gắm tâm tư hay cảm nghĩ gì vào sản phẩm của mình không?

Do sản phẩm cũng chỉ là sơ khởi từ ý tưởng ban đầu và sản phẩm cũng nhỏ hơn so với sản phẩm dự thi của những đội khác (cả về quy mô cũng như kinh phí đầu tư thực hiện sản phẩm) nên tôi nghĩ trong tương lai nó cần phát triển thêm nhiếu hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Tôi mong muốn những sản phẩm này sẽ giúp ích được cho người khiếm thị và người cao tuổi. Trước mắt để các công ty lớn đầu tư thương mại hóa cho những sản phẩm này cũng hơi khó, chính vì vậy tôi cũng đã cố gắng đưa cách thực hiện lên kênh youtube của mình với mong muốn rằng các bạn có hiểu biết dù là đôi chút về nghề Điện cũng có thề tự chế tạo ra sản phẩm nhằm giúp đỡ cho người thân của mình. Đó là mong muốn duy nhất của tôi hiện giờ.

 

Rất cảm ơn những lời chia sẻ chân thành của Thầy. Chúc thầy luôn thành công trong những dự án sắp tới.

DAPtv TEam

 

 
Đăng ký xét tuyển