Gordon Ramsay – Vị đầu bếp triệu phú “cầu toàn” nhất hành tinh

Nếu là một người yêu thích ẩm thực thì chắc hẳn cái tên Gordon Ramsay – Bếp trưởng người Scotland sẽ không còn quá xa lạ nữa, ông đã xuất hiện trong rất nhiều chương trình truyền hình thực tế với tư cách làm giám khảo MasterChef (Vua đầu bếp), Junior MasterChef (Vua đầu bếp nhí),... Ông được xem là một trong những cái tên huyền thoại trong ngành ẩm thực quốc tế. Nhắc đến tên ông, người ta thường dành cho ông những mỹ từ như “ông hoàng trong làng ẩm thực thế giới”. Nhiều người xem ông là nguồn cảm hứng bất tận để chạm tới ước mơ đầu bếp của mình. Đằng sau một Gordon Ramsay khó tính, nóng nảy trên màn ảnh, ít ai biết rằng ông đã phải trải qua một hành trình thăng trầm, đầy khó khăn để có được danh tiếng như hiện tại.

 

1/gordon-ramsay-dap-13_26062020103011160_ph03f5ka.2ks.png

Nổi tiếng với hình ảnh một vị đầu bếp "khó tính", nhưng đằng sau ông là cả một câu chuyện gian nan để có được thành công như hiện tại 

 

 

1. Tuổi thơ “nay đây mai đó”

Gordon Ramsay sinh ngày 08/11/1966 tại Scotland, ông là con thứ hai trong gia đình có 4 người con, gia đình ông vốn không có truyền thống liên quan đến ẩm thực, cha Ramsay không có nghề nghiệp cố định từng làm quản lý hồ bơi, thợ hàn, người bán hàng, còn mẹ của Ramsay là một y tá. Tuy không có một gia đình yên ấm như bao đứa trẻ khác, Ramsay phải trải qua một tuổi thơ nay đây mai đó bởi người cha nghiện rượu và có thói trăng hoa, ông thường xuyên đánh đập vợ con, đem tiền mang cho người tình của mình; những giây phút vui vẻ hạnh phúc dường như là một thứ xa sỉ với cậu bé Ramsay lúc bấy giờ. Ramsay kể lại: “Chúng tôi phải chạy để giữ mạng sống của mình. Tôi nhớ đến những đêm thức dậy, nghe tiếng mẹ gào thét, tôi chạy ra khỏi nhà trong bộ đồ ngủ trốn sang nhà hàng xóm để chờ cảnh sát”. Hơn 11 tuổi, Ramsay bỏ học để theo đuổi ước mơ trở thành đầu bếp nhưng thậm chí ông đã không qua nổi bài kiểm tra chính tả ở trường dạy nấu ăn, đến tận bây giờ khả năng đọc viết của ông cũng không lưu loát. Ramsay từng chia sẻ rằng cuộc sống tuổi thơ của ông là những chuỗi ngày lưu động trong vô vọng cả gia đình thường xuyên phải di chuyển chỗ ở liên tục, khiến mọi thứ đều bị đảo lộn ngay khi vừa mới kịp làm quen; do không chịu được cuộc sống đó ông đã chuyển ra khỏi nhà để sống độc lập và tự lo cho mình khi mới 16 tuổi.

 

1/gordon-ramsay-dap-12_26062020103010988_p5cwro2t.zva.png
Dù sinh trưởng trong một gia đình không mấy hạnh phúc nhưng không vì thế mà quật ngã được vị đầu bếp thiên tài Gordon Ramsay 
 

 

2. Từ giã sự nghiệp “Quần đùi áo số”

Thứ duy nhất giúp Ramsay vượt qua được những ngày tháng tăm tối và cũng là đam mê từ nhỏ của ông chính là bóng đá. Năm 12 tuổi Ramsay từng được chọn vào đội tuyển nhưng sự nghiệp cầu thủ dường như không mỉm cười với ông khi ông gặp hàng loạt chấn thương liên tiếp, vào năm 1985 sau một chấn thương đầu gối nghiêm trọng ông bắt buộc phải giã từ sân cỏ và vụt mất cơ hội thành cầu thủ sáng giá. Đối với Ramsay một trong những kỉ niệm đẹp nhất của ông trong bóng đá là được thi đấu bên cạnh chân sút huyền thoại Ally McCoist, chính Ally cũng từng nói về Ramsay như sau: “Tôi nhớ anh ấy từng là một đối thủ đáng gờm, luôn muốn cố gắng hết mình để trở thành cầu thủ giỏi nhất”.

Không thể nên duyên với bóng đá nhưng đây chính là lúc chàng thanh niên trẻ tìm được niềm đam mê mới, thứ mà sau này gắn bó với ông như một thứ lương duyên và đưa ông tới những thành công ngoài sức tưởng tượng, đó chính là ẩm thực.

 

1/gordon-ramsay-dap-11_26062020103010816_cxtdtrlr.3kq.png
Thời gian tươi đẹp duy nhất thời niên thiếu của Gordon Ramsay gắn liền với trái bóng tròn

 

3. Bén duyên với Ẩm thực:

Bếp trưởng người Scotland làm quen với ẩm thực từ những điều vô cùng bình dị, ông có bài học đầu tiên từ bếp ăn của mẹ, món ăn mẹ nấu không thuộc hàng mỹ thực nhưng làm dịu lòng cậu bé Ramsay. Ông từng kể: “Cảm giác sang trọng khi đó là những thứ cây nhà lá vườn”. Niềm đam mê nấu nướng đến với Ramsay một cách vô cùng tự nhiên và cứ thế được hình thành trong ông, lúc này chàng trai trẻ quyết dành hết tâm huyết, sức lực và thời gian đi học nấu ăn, theo đuổi ước mơ mở chuỗi nhà hàng của riêng mình trong tương lai. Chính vì thế năm 19 tuổi, ông thi vào ngành Quản trị Khách sạn của Đại học Kỹ thuật Bắc Oxfordshire và theo học, tích lũy kiến thức về ẩm thực.

 

1/gordon-ramsay-dap-6_26062020103012285_5wvenapb.l2z.png

Gordon Ramsay luôn tìm tòi khám phá cách nấu các món ăn mới. Có lần ông đã tới Việt Nam và ông thật sự ấn tượng với nền ẩm thực vô cùng phong phú tại đây

 

Sau khi hoàn thành chương trình học, từ cuối những năm 1980, ông tích cực làm tại nhiều nhà hàng lớn nhỏ khác nhau, không ngừng cố gắng thể hiện khả năng của mình, cũng như học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Và cuối cùng may mắn cũng đã mỉm cười với Ramsay khi ông gặp được “bố già của nền ẩm thực đương đại” – Marco Pierri White tại nhà hàng Harveys ở London. Đầu bếp Marco khi ấy chính là người truyền cảm hứng đam mê nghề bếp thực thụ cho Gordon Ramsay, ông đã dạy cho Ramsay nhiều bài học đắt giá về ẩm thực.

 

1/gordon-ramsay-dap-5_26062020103012753_pglz5gka.vie.png
Nhiều lần giành được Sao Michelin nhưng không vì thế mà làm ông kiêu ngạo
 
 

Sau vài năm học thêm và làm việc thực tế tại Pháp, Ramsay đã được Marco mời về làm đầu bếp chính trong nhà hàng của ông, và ông đã khiến cho các nhà hàng ông từng làm bếp trưởng đều dành được ngôi sao Michelin (tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của dòng ẩm thực cao cấp trên toàn thế giới), mang sự danh tiếng tới cho các nhà hàng này.

Sau một thời gian làm việc cho người khác, một lần nữa ước mơ được làm chủ một nhà hàng đã khiến ông quyết định rời khỏi. Năm 1998, Ramsay mở nhà hàng đầu tiên của mình tên Gordon Ramsay. Năm 2001, Ramsay có ngôi sao Michelin thứ 3 và trở thành người Scotland đầu tiên có được vinh hạnh này.

4. Niềm tự hào của người dân Scotland:

Bước ngoặt trong sự nghiệp của Ramsay xuất hiện vào năm 1995 khi ông được trao danh hiệu “Gương mặt mới của năm” từ giải thưởng Catey (giải thưởng uy tín trong ngành nhà hàng khách sạn). Năm 1996, ông bắt đầu tấn công truyền hình với vai trò giám khảo của show “MasterChef” của đài BBC. Năm 1998, ông mở nhà hàng riêng ở London có tên Restaurent Gordon Ramsay – quán ăn nổi danh là nơi những tín đồ sành sỏi về ẩm thực và đã nhận được 3 sao Michelin.

 

 
 
1/gordon-ramsay-dap-8_26062020103011769_ydicvymu.fco.png
Hình ảnh "nghiêm khắc" chỉ dạy với từng học trò trở nên quá quen thuộc với người dân nước Anh, nước Mỹ và toàn thế giới

 

Đầu thập niên 2000, Ramsay ghi dấu ấn mạnh tại Anh bằng loạt chương trình Ramsay's Kitchen Nightmares (chủ đề lật ngược tình thế cho những nhà hàng đang lụi bại) và Hell’s Kitchen (nơi Ramsay dạy và tổ chức thi nấu ăn cho người nổi tiếng), hai show này nhanh chóng thu hút cả khán giả bên Mỹ. Tiếp nối sức hút đó, Ramsay trở thành giám khảo chính của MasterChef (2010) và MasterChef Junior (2013) ra mắt tại Mỹ. Trong vài năm sau đó, việc kinh doanh của ông lên như diều gặp gió khi ông liên tục khai trương nhà hàng ở London và Dubai. Tiếp tục được vinh danh "Đầu bếp của năm" và "Chủ tiệm ăn độc lập của năm" tại giải Catey, Ramsay mang cơ ngơi ẩm thực lần đầu đến Mỹ năm 2006. Ông khai trương hai quán ăn trong khách sạn hạng sang The London NYC của thành phố New York. Kể từ đó, Gordon Ramsay vươn tầm ảnh hưởng ra toàn cầu, mang thương hiệu nhà hàng đến Nam Phi, Australia và Canada. và nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới.

 

1/gordon-ramsay-dap-3_26062020103013363_aenamyii.bzw.png
Tham gia vào các show truyền hình quốc tế khiến tên tuổi Gordon Ramsay ngày càng lên "như diều gặp gió"

 

Năm 2006, ông lần thứ 3 giành được giải thưởng Catey với danh hiệu chủ nhà hàng tự lập của năm. Gordon Ramsay còn là một trong bốn đầu bếp duy nhất ở Vương quốc Anh bảo vệ được danh hiệu nhà hàng 3 sao Michelin, ông được nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ cũng vào năm 2006, nhằm tôn vinh những cống hiến của ông cho nền ẩm thực nước nhà.

 

1/gordon-ramsay-dap-4_26062020103010222_lytsv5pd.m1x.png
Hình ảnh nhận tước vị Hiệp sĩ từ nữ hoàng Elizabeth II phong tặng nhằm tôn vinh những cống hiến của ông cho nền ẩm thực nước nhà

 

Song song với sự nghiệp nấu nướng và kinh doanh nhà hàng, Ramsay đã viết hơn 20 cuốn sách. Các mô hình kinh doanh của ông hiện hợp nhất thành Gordon Ramsay Holdings Limited. Nhiều người làm việc cùng nhắc đến tính cách đặc trưng của vị đầu bếp doanh nhân là cầu toàn.

 

1/gordon-ramsay-dap-10_26062020103010613_pj3rklzm.154.png

Tuy là người nổi tiếng về sự "khó tính" và "cầu toàn"

 
1/gordon-ramsay-dap-7_26062020103010035_casqlvqx.wux.png

Nhưng đối với gia đình ông luôn là một người chồng chu đáo

 

1/gordon-ramsay-dap-9_26062020103010410_o0sn5tqb.5fv.png

Và ông luôn là một người cha mẫu mực, thương yêu chăm sóc con cái. Không phải như những gia đình giàu có khác, ông luôn hướng các con phát triển giống như bao đứa trẻ bình thường 

 

Nhà sản xuất truyền hình Adeline Ramage Rooney, người hợp tác với Gordon Ramsay đã hơn thập kỷ, đã miêu tả về con người ông như thế này: "Anh ta vô cùng cầu toàn. Không giống bạn hay tôi, Ramsay không hài lòng với một show mà muốn 5. Không mở chỉ một nhà hàng, anh ấy phải có 20 quán ăn khắp thế giới. Nhưng lắm tài nhiều tật, Ramsay hay chửi thề, còn đôi co ở ngoài đường. Lòng dạ thế nào, anh ấy phơi hết ra ngoài và chẳng biết sợ điều gì".

Trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc đời Gordon Ramsay hiểu rất rõ cái giá của sự nổi tiếng. Ông vẫn luôn biết rằng để đạt được sự thành công thì mỗi người phải tự nỗ lực và tự đi trên đôi chân của mình.  

Ngọc Thu

 

 
Đăng ký xét tuyển