Góc đọc: “Hiệu ứng cánh bướm” có thật sự tồn tại?

Tại sao “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil cũng có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas” (hình ảnh ẩn dụ này có nghĩa là: một cơn bão chịu sự ảnh hưởng của một con bươm bướm nhỏ bé vỗ cánh ở một nơi nào đó rất xa cơn bão) hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn là “Sai một ly, đi một dặm”, vậy thực tế khoa học có lý giải như thế nào về “Hiệu ứng cánh bướm” này?

 

1/goc-doc-dap-hieu-ung-canh-buom-8_09102020025201516_1wrpaujs.z1n.png

 

Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) (còn được gọi là hiệu ứng bươm bướm) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độn nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (tiếng Anh: sensitivity on initial conditions). Hiệu ứng này được nhà toán học Edward Norton Loenz khám phá ra  khi ông đang thực hiện mô phỏng các hiện tượng thời tiết, Lorenz nhận thấy rằng nếu ông làm tròn các dữ liệu đầu vào, dù với sai số bé thế nào đi nữa, thì kết quả cuối cùng luôn khác với kết quả của dữ liệu không được làm tròn. Một thay đổi nhỏ của dữ liệu đầu vào dẫn đến một thay đổi lớn của kết quả cuối cùng. Nghiên cứu của ông trở nên nổi tiếng vào những năm 1970-1980 và trở thành nền tảng của Thuyết hỗn loạn. Theo Lorenz giải thích rằng, một cái đập cánh của con bướm cũng gây ra những thay đổi nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất, và sẽ dẫn tới trì hoãn hay thúc đẩy sự hình thành của một cơn lốc xoáy ở khoảng cách xa tới hàng nghìn cây số.

 

1/goc-doc-dap-hieu-ung-canh-buom-4_09102020025203500_4jwf23ez.bny.png

Edward Norton Lorenz (1917-2008), cha đẻ của "Hiệu ứng cánh bướm"

 

Theo Open Mind, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với động năng của toàn bộ cơn lốc là rất nhỏ, vì thế con bướm không tác động trực tiếp tới cơn lốc ở Texas. Nói cách khác, động năng sinh ra từ cái đập cánh của con bướm này có thể bị triệt tiêu bởi cái đập cánh của con bướm khác.

Tuy nhiên, theo lý thuyết hỗn loạn, thời tiết là kết quả từ hàng triệu biến cố có quan hệ với nhau, trong đó một cái đập cánh của con bướm có thể là khởi đầu cho hàng loạt biến đổi về cường độ, không gian, thời gian và động năng. Tất nhiên không có ý nói là con bướm có khả năng tạo ra cơn lốc xoáy. Thuyết này cho rằng, việc đập cánh của con bướm là khởi đầu của chuỗi điều kiện như nhiệt độ, tốc độ gió… hợp lại tạo ra cơn lốc xoáy. Theo đó, động năng của một cái đập cánh của con bướm (dù rất nhỏ), cùng với vô vàn hoạt động động năng khác cộng lại, có thể làm biến đổi thời tiết toàn Trái Đất.

 

1/goc-doc-dap-hieu-ung-canh-buom-2_09102020025204031_s2omuvso.0nh.png

 

Hiệu ứng cánh bướm - phát súng định mệnh tạo nên Thế chiến I. Ngày 28/06/1914, Thái tử Franz Ferdinand của Áo cùng Vương phi đến thăm Sarajevo để kiểm tra quân đội, bất chấp lời cảnh báo về âm mưu ám sát ông. Một nhóm cuồng tín đã mai phục trên con đường chính ở Sarajevo khi đoàn xe đi qua cầu, một thanh niên xông ra ném bom về phía xe Thái tử, trái bom rơi ra ngoài phát nổ khiến hai tùy tùng bị thương; Lẽ ra Thái tử nên quay về sau sự cố đó nhưng ông nhất định đến thăm người tùy tùng đang cấp cứu trong bệnh viện, tuy nhiên do tài xế của ông do không quen lộ trình đã rẽ nhầm đường và gặp đúng Gavrilo Princip – một trong những kẻ tham gia vụ mưu sát hụt trước đó đang ngồi ở quán cà phê bên đường, ngay lập tức Princip đã rút súng bắn chết Thái tử Ferdinand. Vụ ám sát này đã châm ngòi cho Thế chiến I.

 

1/goc-doc-dap-hieu-ung-canh-buom-12_09102020025202031_jizepnyn.kcg.png

Hình ảnh Thái tử Franz Ferdinand cùng Vương phi trước chuyến đi định mệnh

 

Người ta cho rằng chung quy là do tài xế sơ suất nhầm đường nên đã dẫn đến vụ ám sát Thái tử nước Áo, hệ quả là Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Secbia dẫn tới việc Đức tuyên chiến với Nga, kéo Bỉ, Pháp và Anh tuyên chiến với Đức. Lý giải theo Hiệu ứng cánh bướm thì Thế chiến I sẽ không bao giờ xảy ra nếu Thái tử Fedinand không bị ám sát và ông ta sẽ không bị ám sát nếu tài xế của ông không đi nhầm đường, một chuỗi những hành động tưởng chừng như không đáng kể lại là một khởi nguồn cho sự kiện to lớn, dẫn đến hậu quả thảm khốc khi hàng triệu người phải bỏ mạng.

 

1/goc-doc-dap-hieu-ung-canh-buom-5_09102020025202984_1wtq4b5q.t2k.png

Hình ảnh minh họa cho vụ ám sát của Thái tử Franz Ferdinand

 

Các nhà làm phim cũng đã từng đưa sự hấp dẫn này của Hiệu ứng cánh bướm lên màn ảnh rộng. Cụ thể như trong phim "Havana" sản xuất vào năm 1990, nhân vật nam chính do Robert Redford thủ vai đã từng nói: “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean.” Tiếp đó vào năm 2004, bộ phim "The Butterfly Effect" ra mắt với nhân vật chính do Ashton Kutcher đóng; anh ấy có khả năng trở về quá khứ và tạo ra những thay đổi lớn trong hiện tại.

 

1/goc-doc-dap-hieu-ung-canh-buom-7_09102020025201359_4wsbjur3.tca.png

Hình ảnh trong phim "The Butterfly Effect"

 

Ngày nay Hiệu ứng cánh bướm không chỉ gói gọn trong ứng dụng toán học và dự báo thời tiết, nhiều người tin rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do và không có gì là ngẫu nhiên cả, những nhiều nhỏ nhoi không đáng lưu tâm hay chuỗi các sự kiện giống như không quan trọng có thể tác động đến tương lai của chúng ta, có thể thay đổi lịch sử và tạo nên vận mệnh mới.

 

1/goc-doc-dap-hieu-ung-canh-buom-11_09102020025201922_yiln4get.iyh.png

Câu chuyện đôi bạn cõng nhau 10 năm Tất Minh - Minh Hiếu đã chạm đến trái tim nhiều người trong suốt thời gian qua

 

Còn dưới góc nhìn của quan hệ nhân quả trong đời sống hiện tại, hiệu ứng cánh bướm được diễn giải có phần giống với quan niệm “gieo nhân nào gặp quả nấy”. Chẳng hạn như trong cuộc sống, một việc tốt bạn làm dù nhỏ bé có thể sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho nhiều người khác mà bản thân bạn không ngờ tới, đồng thời việc xấu bạn làm mặc dù không ai biết ngay tại thời điểm đó nhưng sẽ để lại hệ lụy rất lớn, nó có thể trở thành điểm yếu đánh vào tương lai của bạn sau này.

 

1/goc-doc-dap-hieu-ung-canh-buom-3_09102020025204625_kwll45jg.3ko.png

 

Bạn có thể tận dụng Hiệu ứng cánh bướm bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ từng chút một mỗi ngày, chẳng hạn như ghi nhớ tên của mọi người, vì việc ghi nhớ tên người khác không chỉ là phép lịch sự mà còn cho thấy sự tôn trọng và quan tâm chân thành, bạn phải ý thức được rằng một hành động chú tâm hơn vào cuộc nói chuyện và ghi nhớ tên của đối phương cũng có tác động tới cuộc đời và sự nghiệp của bạn, khi bạn cố gắng nhớ tên người khác họ cũng sẽ làm thế với bạn, hãy luôn nhớ rằng: “Cho dù họ là ai, người hầu bàn hay vị tổng giám đốc, cái tên vẫn luôn đem lại điều kì diệu khi chúng ta gọi đúng nó”. Điều này cũng thể hiện rằng Hiệu ứng cánh bướm nhấn mạnh sự thận trọng trong suy nghĩ, hành động, lời nói, biểu hiện, tư tưởng… Bạn cần điều chỉnh lối sống và suy nghĩ của chính mình, bên cạnh đó bạn cũng không nên tự ti về bản thân cũng như khả năng của mình vì trong cuộc sống mọi chuyện đều có thể xảy ra vào lúc mà chúng ta không ngờ tới, mọi nhân tố nhỏ bé đều có thể thay đổi thế giới và cả bạn cũng thế.  

Ngọc Thu

Nguồn tham khảo: Internet

Đăng ký xét tuyển