Giới thiệu ngành Cơ điện tử - Chuyên ngành Thủy sản công nghệ cao

Ngành Cơ điện tử  (Mã số: 6510304)

Chuyên ngành Thủy sản công nghệ cao

 

1) Giới thiệu tiềm năng thủy sản công nghệ cao

Với địa hình trải dài trên 2000 km bờ biển, Việt Nam là nước có tiềm năng mạnh về phát triển kinh tế ven biển, thủy hải sản. Tuy nhiên cho đến nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng ta thấy mặt bằng chung hiệu quả nuôi trồng thủy sản ở nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Một trong các nguyên gây ra hiệu quả thấp là hầu hết mô hình nuôi tôm của bà con nông dân còn lạc hậu, chưa ứng dụng kỹ thuật khoa học trong việc kiểm soát các thông số môi trường nước. Điều này gây ra dịch bệnh làm chết tôm, giảm năng suất và hiệu quả kinh doanh.

 

1/hinh-1_05082020080940885_3ydkzmqz.3tt.png

Mô hình nuôi thủy sản ao đất sử dụng kĩ thuật thô sơ

 

2)  Giới thiệu mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao

Những năm gần đây, với sự xuất hiện các mô hình nuôi trồng và chế biến thủy sản công nghệ cao đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ví dụ, nếu nuôi tôm với các mô hình ao đất thô sơ thì sản lượng chỉ khoảng 1- 2 tấn/ha. Nhưng nếu nuôi tôm sử dụng mô hình siêu thâm canh công nghệ cao với nhà lồng và ao lót bạt có thể đạt tới sản lượng 20-40 tấn/ha.

 

1/hinh-2bmp_05082020080939541_i3gl3get.1kc.png

Hệ thống trang trại nuôi tôm công nghệ cao

 

Với các mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao, đòi hỏi người nuôi phải biết sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại để xây dựng hệ thống nhà lồng khung sắt, hệ thống bơm cấp, thoát nước và xử lý nước thải trong quá trình nuôi thủy sản. Bên cạnh đó trang trại phải được trang bị hệ thống các cảm biến giám sát các thông số môi trường nước để từ đó có giải pháp xử lý và duy trì chất lượng nguồn nước cho các ao nuôi.Việc cung cấp đủ lượng oxy cho tôm/cá phải được thực hiện bằng hệ thống quạt đảo nước và máy sục khí với công nghệ nano. Tôm được cho ăn theo một qui trình dựa trên độ tuổi của tôm và thời gian trong ngày. Việc cho tôm ăn được thực hiện hoàn toàn bằng máy cho tôm ăn tự động với qui trình cho ăn được lập trình. Toàn bộ hệ thống trang trại được giám sát và điều khiển từ xa thông qua kết nối IoT với điện toán đám mây Cloud. Phần mềm giám sát và điều khiển hệ thống cho phép lưu trữ mọi thông tin từ truy xuất nguồn gốc tôm giống, quá trình nuôi cho đến thông số sản lượng thu hoạch. Đó là cơ sở giúp người muôi liên tục cải tiến qui trình và giải pháp để nâng cao chất lượng và sản lượng thủy sản.     

 

1/hinh-3bmp_05082020080941604_2ks3pkrk.jrz.png

Mô hình hệ thống máy móc, giám sát và điều khiển trang trại nuôi tôm siêu thâm canh công cao ứng dụng công nghệ I4.0

 

Do đó, với các mô hình thủy sản công nghệ cao (CNC) đòi hỏi người kỹ thuật vận hành phải có kiến thức tổng hợp về Cơ khí, Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có trường nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Đó chính là một trong những điểm hạn chế sự phát triển của lĩnh vực này.

Xuất phát từ thực trạng đó Khoa Công Nghệ Điện Tử đã đi khảo sát các trang trại nuôi trồng thủy sản của các tập đoàn nuôi thủy sản công nghệ cao, như tập đoàn Việt – Úc tại Bạc Liêu, công ty Huy Thuận tại tỉnh Bến Tre và các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Sóc Trăng. Từ đó mạnh dạn đề xuất nhà trường đầu tư và xây dựng ngành Cơ điện tử, chuyên ngành thủy sản công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực rất cao ở lĩnh vực này từ năm học 2020.

 

1/hinh-4bmp_05082020080940010_nyvbyrph.qud.jpg

Ảnh chụp buổi làm việc tại tập đoàn Tôm Việt – Úc, Giám đốc ThS. Dương Đức Trọng (giữa) và TS. Bùi Thư Cao (thứ 2, bên phải qua)

 

1/hinh-5bmp_05082020080942088_vajvhnz1.nkh.jpg

Thăm quan mô hình nuôi tôm siêu thâm canh CNC ở tập đoàn Việt-Úc Bạc Liêu.

 

1/hinh-6bmp_05082020080941276_odoyapew.hdz.png

Vụ thu hoạch mô hình nuôi tôm siêu thâm canh CNC

 

3) Giới thiệu chương trình Cơ điện tử, chuyên ngành thủy sản CNC

Chương trình đào tạo có 3 hệ:

  1. Đại học liên thông 1.5 năm (từ cao đẳng lên)
  2. Cao đẳng 2.5 năm với học sinh tốt nghiệp THPT và 4 năm với học sinh tốt nhiệp THCS.
  3. Trung cấp 1.5 năm với học sinh tốt nghiệp THPT và 3 năm với học sinh tốt nhiệp THCS.

Cấu trúc chương trình:

Phần 1. Đại cương. Phần này cung cấp cho người học các kiến thức khoa học tự nhiện về toán lý và hóa. Nó là nền tảng để các em tiếp thu được các kiến thức chuyên môn nghề sau này.

Phần 2. Cơ sở ngành. Phần này cung cấp cho người học các kiến thức nền tảng về cơ khí như: thiết kế và đọc bản vẽ cơ khí 3D, gia công các chi tiết cơ khí; các kiến thức về điện như: nguyên lý động cơ điện và máy điện; các kiến thức về điện tử như: thiết kế mạch điện tử, kĩ thuật số và vi xử lý; các kiến thức về Công nghệ thông tin như: sử dụng các phần mềm ứng dụng.

Phần 3. Chuyên ngành thủy sản CNC. Phần này cung cấp cho người học các kiến thức chuyên sâu về các mô hình nuôi tôm/cá CNC qua: hệ thống giám sát môi trường thủy sản (đo oxy hòa tan, PH, độ mặn, nhiệt độ, H2S và NH3), hệ thống bơm nước, sục khí oxy, siphon và hệ thống điều khiển tự động hóa tích hợp kết nối với điện toán đám mây Cloud qua các thiết bị IoT.

Mục tiêu của chương trình là sinh viên tốt nghiệp đạt được các năng lực sau:

1.Thiết kế được các mô hình hệ thống nuôi thủy sản thâm canh và siêu thâm canh CNC.

2.Thiết kế, đọc bản vẽ cơ khí và gia công các lắp ráp hệ thống khung bao cơ khí cho trang trại.

3.Biết chọn lựa, sử dụng và vận hành các loại động cơ điện/xăng và các loại máy móc cho trang trại.

4.Lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện và tủ điều khiển cho trang trại thông minh.

5.Lắp đặt đi dây/ống cấp và thoát nước.

6.Biết chọn lựa, sử dụng và vận hành hệ thống tạo oxy và sục khí nano trong nước cho ao nuôi.

7.Lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống giám sát các thông số môi trường nước như: máy đo/cảm biến oxy hòa tan, đo độ mặn, đo độ PH, đo NH3, đo H2S, độ đục và nhiệt độ.

8.Sử dụng được các phần mềm quản lý và giám sát các hoạt động của trang trại thủy sản CNC.

9.Có khả năng quản lý một đội kĩ thuật để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

10.Có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.

Đặc biệt, chương trình đào tạo thiên về thực hành trên mô hình lồng ghép đào tạo tại trường và tại doanh nghiệp thủy sản CNC, thông qua các hoạt động kiến tập thực tế ở năm thứ 1 và thực tập doanh nghiệp từ năm thứ 2. Với mô hình đào tạo này, sinh viên rất vững về kiến thức, kỹ năng nghề và có thể tiếp cận ngay với công việc chuyên nghề khi được tuyển dụng sau khi ra trường.

 

Khoa sẽ liên kết với các doanh nghiệp thủy sản CNC để hỗ trợ phát triển đào tạo

 

1/hinh-7_05082020081754730_sve20w3y.jkc.png

 

Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo ngành Cơ điện tử CNC, chuyên ngành Thủy sản CNC, sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm trách các vị trí sau:

  • Trưởng bộ phận hoặc chuyên viên kĩ thuật của trang trại nuôi thủy sản CNC.
  • Trưởng bộ phận hoặc chuyên viên kĩ thuật của nhà máy chế biến thủy sản CNC.
  • Tự khởi nghiệp, quản lý và vận hành trang trại nuôi thủy sản CNC.

Cơ hội việc làm

Nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản công nghệ cao được đánh giá là rất lớn. Nên hiện nay hầu hết sinh viên tốt nghiệp các ngành Cơ điên tử, mặc dù chưa được đào tạo chuyên ngành Thủy sản CNC vẫn được các doanh nghiệp thủy sản săn đón tuyển dụng với mức lương cao. Thống kê cho thầy gần 100% sinh viên ngành Cơ điện tử ra trường đều có việc làm tốt.

Đăng ký xét tuyển