DAPers có biết phải làm sao để hội nhập nhanh với môi trường làm việc mới?

Khi vượt qua được vòng phỏng vấn xin việc của một doanh nghiệp, tâm trạng các bạn hẳn sẽ vô cùng vui mừng. Thế nhưng sau khi vào làm thì phải làm sao để hòa nhập vào môi trường làm việc mới liệu bạn có biết?

 

1/hoi-nhap-doanh-nghiep-dap-6_22072020041255095_00mt1zdf.5ls.png
 
1/hoi-nhap-doanh-nghiep-dap-2_22072020041256079_k1gnjxtq.ok5.png
 
1/hoi-nhap-doanh-nghiep-dap-5_22072020041256579_33r4oq5w.msy.png
 

Bắt đầu làm việc chỉ là sự khởi điểm cho tất cả những gì liên quan đến công việc của bạn. Trong thực tế, hội nhập vào môi trường làm việc mới rất quan trọng vì nó không chỉ để tạo quan hệ tốt với đồng nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên mà nó còn ảnh hưởng đến việc phát triển nghề nghiệp của bạn. Để giúp cho DAPers dễ dàng hơn để hội nhập với môi trường mới, giúp cho quá trình làm việc thuận lợi hơn, Đoàn trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An phối hợp với công ty TNHH SMC Corporation Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm “Hội nhập môi trường làm việc tại doanh nghiệp”.

Khách mời tham gia chương trình gồm có: Thầy Nguyễn Đức Hùng – Trưởng ban Đối ngoại Giáo dục Công ty TNHH SMC Coporation Việt Nam. Phía nhà trường đại diện đón tiếp lần này gồm có: Thầy Nguyễn Văn Bằng – Phó trưởng phòng Thanh tra giáo dục & Quản lý học sinh sinh viên cùng các thầy cô là Giáo viên chủ nhiệm và Giáo viên bộ môn tại DAP.

 

1/hoi-nhap-doanh-nghiep-dap-1_22072020041254110_nyso45ov.pp3.png

 

1/hoi-nhap-doanh-nghiep-dap-7_22072020041257079_nskcfyok.kc1.png
 
1/hoi-nhap-doanh-nghiep-dap-8_22072020041255595_31e2mlqs.gvv.png
 

Dưới đây là một số lời khuyên cho các bạn hội nhập hoặc bắt đầu làm việc tại một nơi mới, đặc biệt là cho những bạn chuẩn bị đi xin việc cũng như vừa nhận được công việc mới.

Hãy tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có văn hoá riêng của tổ chức đó. Đó là kết quả của một quá trình hoạt động kinh doanh, thói quen làm việc của các nhân viên trong doanh nghiệp. Do vậy, dù bạn cho là những thói quen ấy không tốt và bạn muốn đóng góp ý kiến để thay đổi thì lời khuyên cho bạn là không nên. Trước tiên, bạn phải tìm hiểu thật kỹ bản chất hoặc cốt lõi của vấn đề và những mục tiêu, kết quả họ cần đạt là gì. Sau đó, bạn có thể đưa ra giải pháp, kế hoạch tốt nhất.

Đừng “thổi phồng” chính mình

Bạn đừng bao giờ tự ca ngợi, tỏ ra tự hào “quá đáng” hoặc “thổi phồng” về bạn. Nhất là nói về bằng cấp và kinh nghiệm của bạn mặc dù có hoặc không có đồng nghiệp hỏi bạn.

Không nên cam kết hoặc hứa hẹn những điều không thể thực hiện

Bạn chỉ nên thực hiện những gì thực tiễn nhất và không nên cam kết hoặc hứa hẹn bất kỳ những gì không có thật hoặc không thể thực hiện được. Nếu bạn hứa hẹn hoặc cam kết những điều hão huyền, điều này sẽ gây ra sự bất tín của bạn đối với đồng nghiệp và cấp trên.

 

1/hoi-nhap-doanh-nghiep-dap-11_22072020041254407_ayk3ed5r.jfi.png
 
 

Không nên kết bè phái

Phải nhìn nhận một thực tế rằng đa số các doanh nghiệp đều có sự kết bè phái. Do bạn là nhân viên mới, tốt nhất, bạn không nên kết bè phái với bất cứ ai hoặc thậm chí không nên đứng về phía nào cả. Nếu có ai đó yêu cầu bạn cho họ ý kiến hoặc một quyết định, bạn chỉ nên cho ý kiến hoặc quan điểm theo đúng thực tế mà bạn biết một các công bằng nhất và không thiên vị.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và chấp nhận thử thách mới

Nếu như cấp trên của bạn giao hoặc giao thêm một nhiêm vụ mới cho bạn công việc nào đó, bạn không nên tỏ thái độ khó chịu hoặc hành vi không sẵn lòng. Bạn nên vui lòng, sẵn sàng nhận và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc được giao vì đó chính là bạn thể hiện năng lực của mình mà đôi khi nó còn là việc “lấy điểm” trước cấp trên của bạn…..Nếu nhiệm vụ được giao đó mà vượt quá khả năng của mình, bạn nên giải thích thật rõ những khó khăn và hạn chế của bạn cho cấp trên rõ vì trong trường hợp bạn không thể hoàn thành tốt thì bạn cũng đã có lý do để giải trình một cách chính đáng.

 

1/hoi-nhap-doanh-nghiep-dap-17_22072020041254766_dmhsqv5n.pbq.png

 

Hãy luôn hoạt bát, năng động

Trong mấy tuần đầu, hình ảnh và thái độ làm việc của bạn đối với mọi người trong doanh nghiệp rất quan trọng, bạn đừng bao giờ tỏ thái độ không tích cực hoặc thờ ơ với công việc. Hãy luôn tỏ ra hoạt bát, năng động và luôn có một suy nghĩ thoáng, tích cực. Nếu như phải làm một báo cáo thì bạn đừng bao giờ nêu lên những nhận định, quan điểm một cách vội vàng, chưa suy xét kỹ lưỡng vì đôi khi những báo cáo vội vàng ấy chưa nêu lên hết bản chất của vấn đề và đó còn là cơ hội để tạo ra khoảng cách giữa bạn với mọi người xung quanh.

Nên cụ thể hoá bằng những ví dụ

Nếu bạn muốn mọi người tin tưởng hơn và chứng minh khả năng lãnh đạo của bạn (nếu như bạn có nhân viên dưới cấp) khi bạn nêu lên quan điểm hoặc một luận điểm nào đó, bạn nên đưa ra những ví dụ cụ thể, đặc biệt là những ví dụ mà chính bạn thực hiện với người khác.

 

1/hoi-nhap-doanh-nghiep-dap-18_22072020041257626_1vp3gptq.1te.png

 

Hãy lắng nghe và nên quan sát

Thực tế, rất khó để bạn có thể hiểu được hết công việc và những người xung quanh. Biện pháp tốt nhất cho bạn là lắng nghe để phân tích vấn đề và hãy chậm rãi, quan sát và cố gắng học hỏi thật kỹ, chi tiết những gì đang xảy ra để có được lối hành xử và xử lý tối ưu nhất.

 

Hãy chuẩn bị thật kĩ càng để không phải bỡ ngỡ khi bước vào một môi trường mới DAPers nhé!

Ngọc Thu

Tham khảo: https://careerbuilder.vn/

 
Đăng ký xét tuyển