NGÀNH QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH

1.Quảng cáo truyền hình là gì?

Quảng cáo truyền hình là ngành học ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí.

1/img-9850_19052021092838083_yhrm2hty.bld.jpg

 

2.Mục tiêu đào tạo:

2.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Quảng cáo truyền hình nhằm đào tạo cử nhân Quảng cáo truyền hình có phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống lành mạnh;. có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, văn hoá; có trình độ lý thuyết và kỹ năng tác nghiệp về Truyền thông (có khả năng làm phóng viên, cộng tác viên, thông tín viên cho các cơ quan truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các cơ quan xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng); có tác phong làm việc kỷ luật, khoa học; có tinh thần cầu tiến trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò - vị trí xã hội của truyền thông đại chúng.

 

 

2.2. Mục tiêu cụ thể:

2.2.1. Kiến thức:

- Kiến thức chung: Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Quảng cáo truyền hình, chương trình đào tạo ngành Quảng cáo truyền hình phải nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ thống:

- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương.        

- Kiến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

- Kiến thức cơ sở ngành:  kiến thức về văn học Việt Nam và thế giới, lý luận truyền thông, kiến thức cơ bản về các loại hình báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến)

-  Kiến thức chuyên sâu về báo in và xuất bản, hoạt động nghiệp vụ truyền thông, kết thức về công nghệ thông tin như xử lý hình ảnh báo chí, dàn trang báo, thiết kế website, quay phim, ảnh báo chí, viết tin, viết kịch bản, quảng cáo, ...

- Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ Tiếng Anh 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (hoặc tương đương) và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành truyền thông; Tin học đạt chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ Thông tin cơ bản và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động truyền thông.

1/dac-diem-cua-quang-cao-truyen-hinh-311-3_19052021092324619_t32rf0mt.v4h.jpg

 

2.2.2. Kỹ năng:

Sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Quảng cáo truyền hình sinh viên được trang bị các kỹ năng thực hành và có thể áp dụng có hiệu quả trên thực tế.

- Kỹ năng chuyên môn: viết báo (áp dụng ở nhiều thể loại báo chí: tin, nghị luận, tường thuật, ký), sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chí, tổ chức sự kiện, Viết kịch bản truyền hình, thiết kế website, biên tập viên, PR….

- Kỹ năng tác nghiệp: (phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, dựng phim, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình)

            - Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ chức, phân công và triển khai các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động quảng cáo truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng(báo chí, báo trực tuyến, mạng xã hội…), tổ chức các sự kiện, …

- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả và cẩn trọng, giảm thiểu sơ suất.

- Kỹ năng hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông và các cơ quan, đoàn thể thuộc các lĩnh vực khác trong và ngoài nước.

1/img-9790_19052021092910166_t3disxbu.syd.jpg

 

3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quảng cáo truyền hình có cơ hội làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức báo chí, truyền thông, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau:

            - Các cơ quan báo chí – truyền thông: phóng viên, biên tập viên, người sản xuất chương trình, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại, cộng tác viên.

            - Các công ty, tổ chức: chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên giao tế cộng đồng (PR), chuyên viên đối ngoại.

            - Các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu.

Đăng ký xét tuyển